Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Tiêu điểm thời sự

WTO sẽ thảo luận biện pháp hạn chế xuất khẩu của Nhật Bản sang Hàn Quốc

2019-07-15

Tin tức

WTO sẽ thảo luận biện pháp hạn chế xuất khẩu của Nhật Bản sang Hàn Quốc

Bàn nghị việc Nhật Bản siết chặt quy chế xuất khẩu sang Hàn Quốc

Vấn đề Nhật Bản áp dụng biện pháp hạn chế xuất khẩu ba mặt hàng vật liệu công nghệ cao sang Hàn Quốc được đệ trình lên Đại hội đồng Tổ chức thương mại thế giới (WTO) để được thảo luận. Việc này có ý nghĩa lớn ở chỗ vấn đề được thảo luận công khai trước cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, việc đệ trình lên Đại hội đồng WTO không có nghĩa là vấn đề sẽ được tháo gỡ ngay tức khắc, mà đây là một cuộc chiến tuyên truyền, trước ngưỡng cửa cuộc giằng co lâu dài và phức tạp giữa Seoul và Tokyo. 


Nhật Bản tiếp tục gây sức ép lên Hàn Quốc

Hơn nữa, Nhật Bản đang có động thái đi thêm một bước nữa, đưa ra các biện pháp tiếp theo nhằm vào Hàn Quốc. Một số chuyên gia trong nước cho rằng việc Nhật Bản áp đặt biện pháp hạn chế xuất khẩu ba mặt hàng vật liệu công nghệ cao sang Hàn Quốc chỉ là bắt đầu cho các biện pháp tiếp theo. Trên thực tế, Tokyo đã tuyên bố không có ý định thay đổi kế hoạch loại Hàn Quốc khỏi Danh sách trắng, các nước có quan hệ hữu nghị và được hưởng ưu đãi về đơn giản hóa quy trình xuất khẩu các vật tư có thể sử dụng vào sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt. Ban đầu, nhiều phân tích tại nước Hàn Quốc cho rằng hành động của Chính phủ Nhật Bản nhắm vào mục tiêu chính trị, tức là Thủ tướng Shinzo Abe muốn kêu gọi sự ủng hộ của người dân trước thềm cuộc bầu cử Thượng viện vào 21/7 sắp tới. Nhưng tỷ lệ ủng hộ Thủ tướng Abe lại giảm, tức nếu ông Abe đã lấy vấn đề tranh chấp Hàn-Nhật làm động cơ chính trị trong nước thì coi như là không có hiệu quả.

Tình hình hiện tại đang diễn ra khác với phân tích của các chuyên gia Hàn Quốc vì Tokyo đang thúc đẩy phương án loại Seoul khỏi “Danh sách trắng” và tiếp tục dấy lên nghi ngờ Hàn Quốc vận chuyển các vật tư cho sản xuất vũ khí sang Bắc Triều Tiên, hòng phóng đại nghi ngờ vô căn cứ để lấy cái cớ xóa tên Hàn Quốc trong danh sách hưởng ưu đãi của Nhật Bản. Nhưng đây là hành động một cách ương ngạnh vì Hàn Quốc và Nhật Bản đều áp dụng chế độ “hạn chế mọi mặt” (Catch All), kiểm soát tất cả vật tư có thể sử dụng vào sản xuất vũ khí. Chế độ Catch All của Hàn Quốc được áp dụng kỹ lưỡng hơn so với Nhật Bản. Tokyo hoàn toàn không có quy chế xuất khẩu đối với các quốc gia nằm trong “Danh sách trắng”. Thậm chí, Tokyo không yêu cầu báo cáo lên cơ quan chức năng trong trường hợp xuất khẩu các sản phẩm liên quan đến các loại vũ khí truyền thống sang các nước không nằm trong “Danh sách trắng” này. Trong khi đó, Seoul yêu cầu khai báo việc xuất khẩu vật tư sang các nước hưởng ưu đãi nếu vật tư này có thể sử dụng cho mục đích sản xuất vũ khí. Hàn Quốc còn áp quy chế xuất khẩu đối với những nước nằm ngoài “Danh sách trắng”. 


Các quy trình xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao của Nhật Bản sẽ trở nên phức tạp hơn

Nhật Bản đang hạn chế xuất khẩu 1.100 mặt hàng có thể sử dụng cho việc sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt. Nếu Hàn Quốc bị rút khỏi danh sách các nước được hưởng ưu đãi về đơn giản hóa quy trình xuất khẩu các vật tư có thể sử dụng vào sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt của Nhật Bản, thì mỗi lần phải được cấp phép khi nhập khẩu các vật tư này, tức thủ tục về thời gian và chi phí nhập khẩu sẽ tăng mạnh. Cùng với đó, Chính phủ Nhật Bản có thể không cho phép xuất khẩu các vật tư này bất cứ lúc nào. Mặc dù Tokyo loại Seoul khỏi danh sách các nước hưởng ưu đãi, nhưng không thực hiện quy chế đối với 1.100 mặt hàng cùng một lúc, vì biện pháp này có thể gây tổn thất nặng nề cho các doanh nghiệp Nhật Bản xuất khẩu sang Hàn Quốc. Nhiều khả năng, Tokyo sẽ gây sức ép lên Seoul bằng cách đổi sang quy trình xuất khẩu riêng lẻ các sản phẩm tác động lớn với nền kinh tế Hàn Quốc như các loại trang thiết bị chíp bán dẫn, màn hình, sợi cabon, máy công cụ và sản phẩm hóa học. Tất nhiên, đây là kịch bản tồi tệ nhất. Trước mắt, do việc áp đặt giới hạn xuất khẩu của Nhật Bản sang Hàn Quốc được đưa lên bàn thảo tại Đại hội đồng Tổ chức Thương mại thế giới, nên đây có thể là một yếu tố xoay chuyển cục diện bế tắc hiện nay. 

Lựa chọn của ban biên tập