Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Bắc Triều Tiên

Bắc Triều Tiên tiếp tục với các hành động đầy khiêu khích

2019-08-01

Vì một bán đảo thống nhất

© YONHAP News

Bắc Triều Tiên đã liên tiếp  những hành động khiêu khích tên lửa. Sáng sớm ngày 25/7, Bình Nhưỡng đã bắn hai tên lửa tầm ngắn từ khu vực bờ biển phía Đông và chỉ 6 ngày sau đó, nước này lại phóng hai tên lửa tầm ngắn từ cùng khu vực. Các tên lửa trong vụ phóng vào tuần trước được xác định là tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander phiên bản BắcTriều TiênVề vụ phóng tên lửa ngày 31/7, Giáo sư Chung Dae-jin đến từ Viện nghiên cứu Thống nhất, trường Đại học Ajou, phân tích.

 

Tên lửa đầu tiên được bắn vào lúc 5 giờ 6 phút và lần thứ hai vào lúc 5 giờ 27 phút sáng ngày 31/7 từ khu vực Kalma gần phía Đông của cảng Wonsan thuộc tỉnh Gangwon. Theo Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc, cả hai tên lửa đã bay khoảng 250 km ở độ cao 30 km. Tên lửa đạn đạo bay ở độ cao từ 70 đến 100 km tương đối dễ bị đánh chặn. Nhưng ở độ cao thấp từ 30 đến 50 km có thể vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có ở Hàn Quốc và do đó gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia. Các tên lửa có tầm bay thấp được Bắc Triều Tiên bắn vào tuần trước sau khi rơi nhanh, có thể tiếp tục bay theo chiều ngang thêm một đoạn nữa, trước khi thay đổi quỹ đạo đột ngột thành phương thẳng đứng để lao xuống tấn công trúng mục tiêu. Đây được gọi là chiến thuật “cơ động lênxuống”, rất khó bị bắn hạ vì chúng có thể né tránh hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo thông thường của Hàn Quốc. Chính vì thế mà tên lửa dạng này được coi là rất nguy hiểm.

 

Các tên lửa mà Bắc Triều Tiên bắn vào 31/7 được cho là tên lửa tầm ngắn. Trong khi đó, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 1/8 đưa tin, Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Kim Jong-un đã chỉ thị vụ bắn thử nghiệm pháo phản lực đa nòng cỡ lớn mới phát triển. Điều này khác với phân tích của giới chức quân đội Hàn Quốc, nhận định rằng Bắc Triều Tiên đã bắn hai tên lửa đạn đạo tầm ngắn. Trên thực tế, miền Bắc gần đây đã công bố những bức ảnh về hai vụ phóng tên lửa tầm ngắn mà không tiết lộ hình ảnh chi tiếtvề tên lửaKhông loại trừ khả năng đó chỉ là một chiến thuật để làm khó việc phân tích của các cơ quan tình báo Hàn Quốc và Mỹ. Quân đội Hàn Quốc đang tiến hành phân tích chi tiết về vụ phóng tên lửa ngày 31/7bước đầu đánh giá tên lửa có thể tương tự như trong vụ phóng vào hôm 25/7. Cả Hàn Quốc và Mỹ đều đưa ra cùng một nhận định rằng đây là một loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn mới có đặc điểm tương tự như tên lửa Iskander của Nga.  Đặc biệt, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Jeong Kyeong-doo đã đưa ra những phát ngôn mạnh mẽ hiếm thấy về hành động khiêu khích của BắcTriều Tiên.

 

Vài giờ sau khi miền Bắc phóng tên lửa vào sáng sớm ngày 31/07, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc đã tham dự một sự kiện do Viện nghiên cứu quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng tổ chức và phát biểu rằng Bắc Triều Tiên nên được coi là một kẻ thù nếu tiếp tục thực hiện các hành động khiêu khích đe dọa Hàn Quốc. Điều này là hết sức tự nhiên khi người đứng đầu Bộ Quốc phòng lên tiếng mạnh mẽ chống lại việc bắn tên lửa của miền Bắc, cũng như Seoul cần phải đáp trả những hành động đầy khiêu khích của Bình Nhưỡng một cách cứng rắn. Tôi cho rằng tình hình hiện tại rất phức tạp và nan giải.

 

Thuật ngữ “kẻ thù” là biểu hiện mạnh mẽ nhất mà Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc đã sử dụng để mô tả Bắc Triều Tiên kể từ ông khi nhậm chức vào tháng 9 năm ngoái. Phủ Tổng thống cũng triệu tập một cuộc họp khẩn với Hội đồng an ninh quốc gia (NSC) vào sáng 31/07. Có vẻ như Seoul đang đáp trả kịp thời và kiên quyết về các vụ phóng tên lửa đạn đạo liên tiếp của miền Bắc. Lúc này, sự chú ý đang đổ dồn vào mục đích thật sự của Bắc Triều Tiên đằng sau những vụ bắn tên lửa gần đây, diễn ra ngay trước thềm Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) tại Thái Lan trong tuần này.

 

Rõ ràng, Bắc Triều Tiên đã bày tỏ sự bất bình về cuộc tập trận quân sự chung Hàn-Mỹ dự kiến bắt đầu vào ngày 5/8, cũng như quyết định của Hàn Quốc về việcmua hai máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Mỹ. Miền Bắc cũng đang tham gia vào một cuộc đối đầu căng thẳng với Mỹ trước thềm các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa cấp chuyên viên. Bình Nhưỡng đã nhiều lần yêu cầu Washington đưa ra các điều khoản phi hạt nhân hóa khác nhau, liên quan đến vấn đề bảo đảm an ninh cho Bắc Triều Tiên, cũng như kế hoạch tổ chức tập trận quân sự chung với Seoul.

 

Nhìn bề ngoài, động thái quân sự gần đây của Bắc Triều Tiên có vẻ như nhằm mục đích gây sức ép, buộc Hàn Quốc ngừng cuộc tập trận quân sự chung với Mỹ mang tên Dongmaeng 19-2 (Đồng minh 19-2)Thế nhưng trên thực tế, miền Bắc đã xem xét đến các cuộc đàm phán hạt nhân đang bị đình trệ với Mỹ. Lãnh đạo Mỹ-Triều đã tổ chức một cuộc họp bất ngờ tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm vào ngày 30/6 và đồng ý nối lại các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa cấp chuyên viên trong vòng vài tuần sau đó. Thực tế là vậy, song khi các cuộc đàm phán vẫn chưa diễn ra, Bắc Triều Tiên lại đang cố tình tung ra các hành động khiêu khích để chiếm thế thượng phong trong các cuộc đàm phán sắp tới. Tuy nhiên, miền Bắc đang điều chỉnh mức độ khiêu khích để giữ cho các cuộc đàm phán có bước tiến. Quốc gia này đã bắn các tên lửa tầm ngắn, thay vì nhắm trực tiếp vào Mỹ bằng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hoặc một tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm. Mỹ cũng đánh giá thận trọng về các vụ phóng tên lửa gần đây của miền Bắc. Trong khivẫn duy trì sức ép, Washington cũng đồng thời kiềm chế không gây kích động cho Bình Nhưỡng và nhấn mạnh vào đối thoại.

 

Mỹ có khả năng sẽ bỏ qua hành động khiêu khích bắn tên lửa tầm ngắn của Bắc Triều Tiên, mà tập trung để xử lý tình huống một cách hợp lý. Trong khi miền Bắc dự kiến sẽ tiếp tục phóng tên lửa, nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tự lực và tăng cường đoàn kết nội bộ, thì Mỹ đang cố gắng duy trì mối quan hệ giữa hai bên vì bế tắc kéo dài trong vấn đề hạt nhân. Washington sẽ phản ứng với các hành động khiêu khích của Bình Nhưỡng một cách linh hoạt, miễn là miền Bắc không vượt qua lằn ranh đỏ, cụ thể là phóng thử tên lửa đạn đạo hạt nhân hoặc tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Tuy nhiên, nếu tình huống khiêu khích tên lửa kéo dài triền miên, Mỹ có thể thay đổi thái độ.

 

Bộ Ngoại giao Mỹ đã nhanh chóng xác định vũ khí được Bắc Triều Tiên phóng thử là tên lửa và thông báo sẽ tiếp tục theo dõi tình hình. Thế nhưng, Washington vẫn không thay đổi quan điểm cho rằng việc bắn thử tên lửa không phải là mối đe dọa đối với Mỹ. Trong khi đó, hãng tin AP (Mỹ) và hãng tin Reuters (Anh) hôm 30/7 đưa tin, một quan chức cấp cao của Hội đồng an ninh quốc gia (NSC) Nhà Trắng (Mỹ) đã có cuộc gặp với quan chức Bắc Triều Tiên tại Khu phi quân sự liên Triều (DMZ) vào tuần trước.

 

Các báo cáo cho hay một quan chức Mỹ đã gặp người đồng cấp miền Bắc để cung cấp các bức ảnh về cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Bắc Triều Tiên Kim Jong-un tại DMZ vào ngày 30/6. Một số nhà phân tích nghi ngờ rằng người đó là là ông Matthew Pottinger, Giám đốc cấp cao phụ trách khu vực châu Á thuộc Hội đồng an ninh quốc gia, hoặc giám đốc NSC tại Hàn Quốc Allison Hooker. Dù đó là ai, vị quan chức này chắc chắn không đến gặp đối tác miền Bắc chỉ đơn giản là để gửi ảnh. Tôi dự đoán hai bên đã bày tỏ hy vọng sẽ nhanh chóng nối lại các cuộc đàm phán cấp chuyên viên. Nếu mong muốn của hai bên được thể hiện bằng văn bản và có sự trao đổi, đây chắc chắn là một dấu hiệu tích cực cho các cuộc thảo luận bổ sung, mặc dù cuộc họp cấp chuyên viên có thể không được triển khai sớm.

 

Khá khó khăn để dự đoán những gì đã được thảo luận tại cuộc tiếp xúc Mỹ-Triều gần đây do một loạt các hành động khiêu khích tên lửa của Bình Nhưỡng. Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 30/7 vẫn khẳng định rằng ông có mối quan hệ tốt đẹp với nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-unTrong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng bày tỏ hy vọng sẽ sớm nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân, bất chấp các vụ thử vũ khí gần đây của Bắc Triều Tiên. Hãy cũng chờ xem có hay không một bước đột phá mới giải phóng thế bế tắc hiện nay của các cuộc đàm phán hạt nhân Mỹ-Triều.

Lựa chọn của ban biên tập