Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Bắc Triều Tiên

Người đứng đầu Lầu Năm Góc đến thăm Hàn Quốc

2019-08-08

Vì một bán đảo thống nhất

© YONHAP News

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper có chuyến công du tới Hàn Quốc vào ngày 8/8Được biết, tại chuyến thăm Seoul lần đầu tiên này kể từ khi nhậm chức hồi tháng 7, tân lãnh đạo Lầu Năm Góc sẽ tổ chức cuộc họp với người đồng cấp Hàn Quốc Jeong Kyeong-doo nhằm thảo luận các vấn đề an ninh còn tồn tạiÔng Cho Sung-ryul, nghiên cứu viên cấp cao của Viện nghiên cứu chiến lược an ninh quốc gia (INSS) phân tích về triển vọng chuyến thăm.

 

Bắc Triều Tiên đã thực hiện một loạt các hành động khiêu khích quân sự trong mấy tuần gần đây, nhằm chỉ trích cuộc tập trận quân sự chung Hàn-Mỹ. Trong khi đó,Washington đã kêu gọi nhiều quốc gia thành lập một Liên minh Hải quân do nước này lãnh đạo ở eo biển Hormuz của Iran. Mỹ cũng đã yêu cầu  đồng minh ở châu Á triển khai tên lửa tầm trung trên lãnh thổ các nước này, sau khi Washington rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) với Nga vào tuần trước. Seoul và Washington sẽ tổ chức các cuộc đàm phán để thảo luận về việc chia sẻ chi phí cho quân đồn trú Mỹ tại Hàn Quốc. Trong một diễn biến đáng chú ý khác, xung đột thương mại Hàn-Nhật đã bắt đầu lấn sang vấn đề an ninh. Tôi tin rằng những vấn đề này sẽ được đưa vào chương trình nghị sự của cuộc họp giữa hai Bộ trưởng.

 

Chuyến thăm Hàn Quốc của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ diễn ra trong bối cảnh Đông Bắc Á đang đối mặt với nhiều thách thức an ninh vô cùng nhạy cảm và phức tạp. Bộ Quốc phòng cho biết hai bên sẽ trao đổi về tình hình an ninh trên bán đảo Hàn Quốc và cách thức phối hợp chính sách về phi hạt nhân hóa, trước mắt là đánh giá về các hành động khiêu khích liên tiếp gần đây của Bắc Triều Tiên.


 Lãnh đạo Mỹ-Triều đã đạt được một thỏa thuận vào năm ngoái, theo đó miền Bắc sẽ ngừng thử nghiệm vũ khí hạt nhân, tên lửa tầm trung và tầm xa, trong đó có tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, để đổi lấy việc Mỹ dừng các cuộc diễn tập quân sự chung với Hàn Quốc. Các vũ khí mà Bắc Triều Tiên đã bắn trong mấy tuần gần đây đều là các tên lửa đạn đạo tầm ngắn. Do đó, Washington không coi các vụ phóng thử đó là vi phạm thỏa thuận Mỹ-Triều. Tuy nhiên, các vụ phóng đã gây ra mối đe dọa trực tiếp cho Hàn Quốc, bởi phần phía Nam bán đảo nằm trọn trong tầm bắnBởi vậy, tôi cho rằng vấn đề an ninh nên được thảo luận tại cuộc hội đàm Hàn-Mỹ tới đây. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, có vẻ như Seoul và Washington đang tập trung nhiều hơn vào việc nối lại các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa và duy trì xung lực đối thoại. Quả thực, tên lửa đạn đạo tầm ngắn cùng với pháo phản lực đa nòng cỡ lớn của Bắc Triều Tiên đang làm dấy lên mối quan ngại về tình hình an ninh trong khu vực. Mặc dù vậy, đồng minh Hàn-Mỹ dường như đang nỗ lực kiềm chế phản ứng gay gắt đối với động thái quân sự của Bình Nhưỡng, chuyển trọng tâm vào việc khôi phục đàm phán phi hạt nhân hóa.

 

Trong một phát biểu ngày 6/8, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định sẽ thảo luận các vấn đề liên quan đến Bắc Triều Tiên với cả Hàn Quốc và Nhật Bản. Thực tế, trước Seoul, ông Esper đã tới thăm Tokyo vào ngày 7/8. Về các vụ phóng tên lửa tầm ngắn gần đây của miền Bắc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho rằng cần phải cẩn trọng và không phản ứng thái quá để mở lối cho đối thoại. Nhận định này cho thấy Hàn Quốc và Mỹ sẽ tiếp tục áp dụng cách tiếp cận theo hướng hòa giải. Bên cạnh các vấn đề về bán đảo Hàn Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng có thể sẽ thảo luận về khả năng triển khai quân Hàn Quốc tới eo biển Hormuz, khu vực đang nổi lên như một vấn đề quan trọng trong chính sách đối ngoại của Washington. Ngoài ra, sự chú ý cũng đang đổ dồn vào khả năng Mỹ sẽ triển khai các tên lửa tầm trung, phóng từ mặt đất ở châu Á, hay không.

 

Chưa có gì đảm bảo chắc chắn  Mỹ sẽ triển khai các tên lửa tầm trung ở châu Á ngay sau khi nước này rút khỏi hiệp ước INF. Washington đã triển khai tổ hợp tên lửa đánh chặn tầm trung cao (THAAD) tại đảo Guam, mt căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ và sau đó triển khai tiếp thêm hai tổ hợp tại Nhật Bản, trước khi yêu cầu Hàn Quốc tiến hành động thái tương tự. Mặc dù ông Esper khẳng định Mỹ đang tìm cách triển khai các tên lửa tầm trung ở châu Á, nhưng vấn đề thời gian vẫn chưa được tiết lộ. Tôi cho rằng đây sẽ không phải là chủ đề chính cho cuộc tiếp xúc giữa hai vị Bộ trưởng, mà sẽ được đưa vào hạng mục sau của danh sách các vấn đề ưu tiên, hoặc thậm chí là không được đề cập đến. 

 

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hôm 5/8 thông báo rằng chưa có bất kỳ cuộc thảo luận chính thức nào về vấn đề triển khai các tên lửa tầm trung của Mỹ. Tuy nhiên, tin tức về kế hoạch trên của Washington đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ các hãng truyền thông Nhà nước của Trung Quốc, cho rằng hệ lụy của kế hoạch đó thậm chí sẽ còn mạnh mẽ hơn cả các đợt triển khai THAAD. Các tên lửa của Mỹ nếu được triển khai ở Hàn Quốc, được cho là sẽ kích hoạt một hệ thống THAAD thứ hai, dù khả năng là khá thấp. Cuộc đàm phán vào ngày 9/8 giữa hai Bộ trưởng Quốc phòng Hàn-Mỹ cũng có khả năng sẽ đề cập đến Hiệp định đảm bảo thông tin quân sự chung Hàn-Nhật.

 

Mỹ đã bày tỏ hy vọng Hiệp định đảm bảo thông tin quân sự chung Hàn-Nhật sẽ tiếp tục được duy trì. Thực tế là vậy, song Washington không thể đơn phương gây sức ép buộc Seoul tiếp tục, vì đây là thỏa thuận Hàn-Nhật. Nói cách khác, vấn đề này do Hàn Quốc và Nhật Bản quyết định.

Tuy nhiên, đối với Mỹ, không nên để xung đột Hàn-Nhật tiếp tục leo thang thêm nữa, bởi sự hợp tác giữa các đồng minh châu Á đang trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, nhằm hình thành bệ phóng giúp Washington thực hiện chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương, cũng như các chính sách ngoại giao ở Đông Á. Chính vì lẽ đó, Mỹ đang kêu gọi Hàn Quốc và Nhật Bản chấm dứt tranh chấp và hợp tác cùng nhau.

 

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đã tổ chức một cuộc họp với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào 7/8. Theo truyền thông Tokyo, ông Esper đã yêu cầu ông Abe duy trìHiệp định đảm bảo thông tin quân sự chung Hàn-Nhật. Trong bối cảnh này, dư luận dồn sự quan tâm đến phản ứng của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trong trường hợp Hàn Quốc đề xuất hủy bỏ hiệp định này, nhằm giáng trả biện pháp trả đũa kinh tế của Nhật Bản. Bên cạnh đó, vấn đề chia sẻ chi phí cho việc duy trì quân đội Mỹ tại Hàn Quốc, cũng có thể là một nội dung chương trình nghị sự tại cuộc đàm phán lần này.

 

Một báo cáo đưa tin Cố vấn ninh quốc gia Nhà Trắng John Bolton trong chuyến thăm Seoul vào tháng trước đã yêu cầu Hàn Quốc tăng mức đóng góp cho quân đồn trú Mỹ lên đến 5 tỷ USD, tăng gấp 5 lần so với mức hiện tại là 1 tỷ USD. Nhưng khó có thể xác nhận tính xác thực của báo cáo này. Hiện tại, Seoul đang chi khoảng một nửa số tiền cần thiết để duy trì quân đồn trú Mỹ tại Hàn Quốc. Nói cách khác, mức đóng 5 tỷ USD cao hơn gấp 2,5 lần chi phí thực sự cần thiết để duy trì quân đội Mỹ. Tôi cho rằng số tiền này là không thực tế. Tất nhiên, Washington sẽ yêu cầu Seoul đóng góp thêm thêm cho sự hiện diện quân sự của Mỹ trên lãnh thổ Hàn Quốc. Năm ngoái, Tổng thống Mỹ Trump đã yêu cầu Hàn Quốc chi toàn bộ, nhưng Seoul chỉ chấp nhận tăng mức đóng góp thêm khoảng 10%. Chắc chắn, hai nước sẽ sớm bắt đầu đàm phán để gia hạn thỏa thuận chia sẻ chi phí.

 

Cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo quốc phòng Hàn-Mỹ đang thu hút sự chú ý lớn của dư luậnbởi cả Hàn Quốc và Mỹ đều sẽ nhấn mạnh quan điểm của mình về các vấn đề nhạy cảm, được cho là sẽ ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ song phương Hàn-Mỹ, cũng như tình hình an ninh ở Đông Bắc Á.

Lựa chọn của ban biên tập