Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Quốc tế

Hàn Quốc đứng thứ 17 thế giới về quản lý thương mại vật tư chiến lược

Write: 2019-07-17 14:13:52Update: 2019-07-17 17:58:40

Hàn Quốc đứng thứ 17 thế giới về quản lý thương mại vật tư chiến lược

Photo : YONHAP News

Ngày 23/5 vừa qua, Viện Khoa học và an ninh quốc tế (ISIS), cơ quan chuyên nghiên cứu về các vấn đề chính sách của Mỹ, cống bố kế quả đánh giá cơ chế quản lý thương mại vật tư chiến lược của 200 quốc gia trên toàn thế giới, và xếp hạng "chỉ số bán hàng hóa nguy hiểm" (PPI).

Viện Khoa học và an ninh quốc tế xếp Hàn Quốc ở vị trí thứ 17 về cơ chế quản lý thương mại vật tư chiến lược, trong khi Nhật Bản được xếp ở vị trí thứ 36, thấp hơn Hàn Quốc tới 19 bậc.

Nước được đánh giá quản lý tốt nhất cơ chế này là Mỹ, tiếp đến lần lượt là Anh, Thụy Điển, Đức, Úc, Singapore và Bồ Đào Nha. Đứng cuối cùng trong danh sách trên là Bắc Triều Tiên, nước liên tiếp vi phạm lệnh cấm vận của cộng đồng quốc tế.

Để đánh giá cơ chế quản lý thương mại vật tư chiến lược của các nước, ISIS đã áp dụng hệ thống thang 1.300 điểm. Có 5 hạng mục đánh giá gồm: tham gia cam kết với cộng đồng quốc tế như ký kết Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (100 điểm); thực hiện chế độ “Kiểm soát toàn bộ” (Catch All), kiểm soát tất cả vật tư có thể sử dụng vào sản xuất vũ khí (200 điểm); năng lực giám sát phát hiện việc mua bán vật tư chiến lược (200 điểm); năng lực ngăn chặn tài trợ vốn phổ biến vật tư chiến lược (400 điểm); và năng lực thực thi (400 điểm).

Theo đó, Hàn Quốc đạt 897 điểm, còn Nhật Bản đạt 818 điểm. Trước đó, vào năm 2017, năm đầu tiên tiến hành đánh giá chỉ số PPI, Nhật Bản xếp ở vị trí 29, Hàn Quốc đứng thứ 32. Như vậy, chỉ trong hai năm, tiêu chuẩn quản lý xuất khẩu của Hàn Quốc đã được cải thiện đáng kể, trong khi phía Nhật Bản lại cho thấy chiều hướng ngược lại.

Viện Khoa học và an ninh quốc tế cho biết đã đưa ra chỉ số PPI với mục đích đánh giá xem cơ chế quản lý vật tư chiến lược hiện tại có khả năng ngăn chặn được sự phổ biến của vũ khí hủy diệt hàng loạt như vũ khí hạt nhân, hay không, đồng thời giới thiệu các cơ chế quản lý tiêu biểu đang được các nước áp dụng.

Cơ quan trên nhận định thực trạng quản lý mua bán vật tư chiến lược nhìn chung là không thỏa đáng, khuyến nghị các nước nên ưu tiên hàng đầu việc phát triển và duy trì hệ thống quản lý vật tư chiến lược một cách hiệu quả.

Lựa chọn của ban biên tập