Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Quốc tế

Hai cơ sở dầu mỏ của Ả-rập Xê-út bị tấn công

Write: 2019-09-16 13:44:50Update: 2019-09-16 15:27:31

Hai cơ sở dầu mỏ của Ả-rập Xê-út bị tấn công

Photo : YONHAP News

Cơ sở sản xuất dầu mỏ của tập đoàn dầu khí Nhà nước Aramco, vốn là trung tâm ngành sản xuất dầu của Ả-rập Xê-út, đã phải tạm đóng cửa do bị máy bay không người lái tấn công vào sạng sáng ngày 14/9 (giờ địa phương).

Chính phủ Ả-rập Xê-út cho biết cơ sở lọc dầu Aramco và mỏ dầu Khurais đã chìm trong biển lửa do bị nhiều chiếc máy bay không người lái đồng loạt tấn công, buộc phải tạm dừng hoạt động.

Phiến quân Houthi tại Yemen, nhận sự hỗ trợ của I-ran, tuyên bố đã huy động 10 chiếc máy bay không người lái, thực hiện vụ tấn công trên.

Hai cơ sở dầu mỏ vừa bị tấn công có quy mô lớn nhất thế giới, được mệnh danh là "trái tim" ngành dầu mỏ của Ả-rập Xê-út.

Vụ tấn công đã khiến sản lượng đầu mỏ của Ả-rập Xê-út bị cắt giảm một nửa, tương đương 5,7 triệu thùng dầu/ngày, khiến sản lượng dầu thế giới giảm 5%. Dự đoán, giá dầu thế giới có thể tăng lên tới 100 USD/thùng.

Đặc biệt, các nước châu Á như Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ chịu một cú sốc lớn, bởi lượng tiêu thụ dầu mỏ nhập từ Ả-rập Xê-út của hai nước này lên tới 4 triệu thùng một ngày.

Chính phủ Ả-rập Xê-út cũng cho rằng phiến quân Houthi đã thực hiện vụ tấn công, trong khi Mỹ cho rằng Chính phủ I-ran không chỉ đơn thuần đứng sau hỗ trợ, mà chính là kẻ đã thực hiện vụ tấn công.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hối thúc các nước lên án I-ran đã thực hiện vụ tấn công chưa từng có đối với nguồn cung cấp năng lượng của thế giới. Thậm chí, thượng nghị sĩ Lindsey Graham còn cho rằng đã đến lúc phải cân nhắc một cuộc tấn công các cơ sở sản xuất dầu mỏ của I-ran.

Về phần mình, Bộ Ngoại giao I-ran đã lên tiếng phản đối, khẳng định các cáo buộc trên của Washington là không đúng. Tư lệnh Không quân I-ran khẳng định các căn cứ quân sự và tàu sân bay của Mỹ đều nằm trong tầm bắn, nên sẵn sàng đáp trả toàn diện nếu bị tấn công. Điều này cho thấy một bầu không khí cực kỳ căng thẳng đang bao trùm khu vực Trung Đông. Các cuộc đàm phán hạt nhân giữa các nước châu Âu với I-ran, cũng như Hội đàm thượng đỉnh Mỹ-I-ran dự kiến sẽ gặp nhiều cản trở.

Lựa chọn của ban biên tập