Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Quốc tế

Hàn Quốc đứng thứ hai thế giới về "chỉ số thịnh vượng trẻ em"

Write: 2020-02-19 14:09:37Update: 2020-02-19 14:09:56

Hàn Quốc đứng thứ hai thế giới về "chỉ số thịnh vượng trẻ em"

Photo : YONHAP News

Trong báo cáo chung "Tương lai của trẻ em thế giới" do Tổ chức y tế thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và tạp chí y khoa "Lancet" công bố ngày 19/2 (giờ địa phương), Hàn Quốc đạt 0,95 trên thang điểm tuyệt đối 1 điểm về "chỉ số thịnh vượng trẻ em" (Child flourishing index), đứng thứ hai trên 180 quốc gia được khảo sát. Quốc gia phát triển Bắc Âu Na Uy xếp trên Hàn Quốc với cách biệt không đáng kể. Trong top 10 còn có các nước Hà Lan, Pháp, Ireland, Đan Mạch, Nhật Bản, Bỉ, Iceland, Anh. 

Chỉ số thịnh vượng trẻ em là một chỉ số mới được xây dựng, nhằm so sánh các điều kiện cơ bản của công dân từ 0-18 tuổi ở các quốc gia toàn thế giới, với hai chỉ số cấu thành là chỉ số sinh tồn và chỉ số thịnh vượng.

Chỉ số sinh tồn phản ánh tỷ lệ sống sót của sản phụ, trẻ em dưới 5 tuổi, tỷ lệ tự tử, dịch vụ chăm sóc bà mẹ và trẻ em, vệ sinh cơ bản, và tỷ lệ nghèo. Chỉ số thịnh vượng phản ánh tình hình giáo dục, phát triển thể chất, dinh dưỡng, tự do mang thai, phá thai, bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực.

Hàn Quốc đạt tuyệt đối 1 điểm ở chỉ số sinh tồn, 0,9 điểm ở chỉ số thịnh vượng. Chỉ số này càng gần với 1 nghĩa là mức độ thịnh vượng của trẻ em càng cao.

Chỉ số thịnh vượng trẻ em của Bắc Triều Tiên là 0,55, đứng thứ 112 thế giới; của Mỹ là 0,84, đứng thứ 38; của Trung Quốc là 0,81, đứng thứ 43.

Báo cáo trên còn đánh giá riêng về vấn đề xả thải cacbon, coi đây là một yếu tố có thể ảnh hưởng tới sự thịnh vượng của trẻ em thế giới không chỉ ở thời điểm hiện tại mà cả trong tương lai. Chỉ số bền vững môi trường của Hàn Quốc riêng về lượng xả thải cacbon đứng thứ 166 trên 180 quốc gia. Trong nhóm cuối còn có nhiều quốc gia thu nhập cao như Australia, Mỹ, Ireland, Qatar, Hà Lan, Nhật Bản, Na Uy, Phần Lan, Ả-rập Xê-út.

Báo cáo phân tích dù trong vài chục năm gần đây, trẻ em toàn thế giới đã đạt được thịnh vượng về sinh tồn, dinh dưỡng, giáo dục, nhưng lại phải đối mặt với tương lai bất định. Tương lai và sức khỏe của trẻ em ở mọi quốc gia đang bị uy hiếp bởi biến đổi khí hậu, hệ sinh thái bị phá hủy, chiến tranh, và bất bình đẳng.

Lựa chọn của ban biên tập