Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Quốc tế

UNESCO thông qua quyết định lên án Nhật Bản bóp méo lịch sử đảo quân hạm

Write: 2021-07-23 11:47:43Update: 2021-07-23 16:19:23

UNESCO thông qua quyết định lên án Nhật Bản bóp méo lịch sử đảo quân hạm

Photo : YONHAP News

Tại hội nghị lần thứ 44 diễn ra vào ngày 22/7 (giờ địa phương), Ủy ban di sản thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã nhất trí toàn diện thông qua quyết định hối thúc Nhật Bản cải thiện "Trung tâm thông tin di sản công nghiệp" tại Tokyo, một địa điểm giới thiệu về đảo quân hạm (đảo Hashima). 

Văn bản quyết định này giống với dự thảo quyết định mà Ủy ban đã đăng tải trên trang chủ vào ngày 12/7.

Trong đó, Ủy ban lấy làm tiếc mạnh mẽ về việc Tokyo vẫn chưa thực thi cam kết trước đây, đề nghị nước này tham khảo đầy đủ kết luận trong báo cáo của nhóm điều tra chung để thực thi quyết định.

Trong báo cáo mà nhóm điều tra chung lập ra sau đợt thanh tra Trung tâm di sản công nghiệp Tokyo từ ngày 7-9/7, có nội dung yêu cầu Chính phủ Nhật Bản giải thích đầy đủ về sự thật từng cưỡng ép lao động người Hàn làm việc trong điều kiện khắc nghiệt trên đảo quân hạm, đồng thời có biện pháp thích hợp để tưởng nhớ nạn nhân đã thiệt mạng.

Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết sẽ theo dõi tình hình cải thiện Trung tâm thông tin di sản công nghiệp của Nhật Bản, đồng thời hối thúc Tokyo sớm thực thi quyết định lần này của Ủy ban di sản thế giới.

Nếu Nhật Bản trình báo cáo thực thi cho tới ngày 1/12/2022 thì Ủy ban di sản thế giới sẽ xem xét báo cáo trong hội nghị lần thứ 46 dự kiến diễn ra vào năm 2023.

Ủy ban di sản thế giới là một ủy ban liên Chính phủ được thành lập theo Công ước di sản thế giới, là nơi thẩm định và ra quyết định về việc công nhận di sản thế giới, cũng như về việc bảo vệ, quản lý di sản thế giới.

Hiện tại, Ủy ban này gồm có ủy viên đến từ 21 nước, như Australia, Na Uy, Nga, Tây Ban Nha, Thái Lan, nhưng không có Nhật Bản và Hàn Quốc.

Tham dự cuộc họp trên của Ủy ban, phía Hàn Quốc có Đại sứ Hàn Quốc tại UNESCO Kim Dong-gi và các quan chức Cục di sản văn hóa quốc gia tham dự với vai trò là nước quan sát.

Đảo quân hạm thuộc tỉnh Nagasaki, từng có mỏ than dưới đáy biển thời kỳ thực dân Nhật đóng chiếm bán đảo Hàn Quốc. Nhiều người được huy động từ bán đảo Hàn Quốc đã bị cưỡng ép lao động, xâm hại nhân quyền nghiêm trọng tại nơi đây. Sự thật lịch sử này đã được xác thực bằng lời làm chứng của các nạn nhân, nhiều nghiên cứu của các chuyên gia lịch sử.

Trong quá trình công nhận di sản thế giới với Quần thể di tích cuộc cách mạng công nghiệp Minh Trị (hay còn gọi là Cải cách Minh Trị (1886-1889)), trong đó bao gồm đảo quân hạm, vào năm 2015, Nhật Bản từng cam kết sẽ công khai "toàn bộ lịch sử", bao gồm cả việc cưỡng ép lao động trên đảo Hashima, nhằm "vỗ về" sự phản đối của Hàn Quốc.

Tuy nhiên, Trung tâm thông tin di sản đặt tại Tokyo lại chỉ trưng bày những bức ảnh thể hiện rằng không hề có sự phân biệt đối xử, xâm hại nhân quyền với lao động người Joseon. Chính phủ và tổ chức dân sự Hàn Quốc đề nghị Tokyo phải thể hiện rõ về lịch sử cưỡng ép lao động, nhưng nước này khăng khăng đã thực thi đúng cam kết.

Lựa chọn của ban biên tập