Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Chính trị

Bộ trưởng Thống nhất giải thích ý nghĩa đề xuất tuyên bố chấm dứt chiến tranh Triều Tiên

Write: 2021-10-19 16:47:40Update: 2021-10-19 18:33:04

Bộ trưởng Thống nhất giải thích ý nghĩa đề xuất tuyên bố chấm dứt chiến tranh Triều Tiên

Photo : YONHAP News

Tại buổi thanh tra Nhà nước của Ủy ban Ngoại giao và thống nhất thuộc Quốc hội Hàn Quốc hôm 18/10, Bộ trưởng Thống nhất Lee In-young cho biết tuyên bố chấm dứt chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) đóng vai trò nhằm thúc đẩy phi hạt nhân hóa và mở lối cho cuộc đàm phán hạt nhân với Bắc Triều Tiên.

Về ý kiến cho rằng Chính phủ vội vàng thúc đẩy tuyên bố chấm dứt chiến tranh khi mà nhiệm kỳ của chính quyền Tổng thống Moon Jae-in không còn bao lâu, ông Lee cho rằng đây không phải là một đề xuất “hấp tấp, vội vàng”. Hơn nữa, việc cải thiện quan hệ liên Triều không cần phải có một thời gian nhất định cụ thể, ngay cả việc cho rằng chính quyền cuối nhiệm kỳ thì không được làm cũng là không đúng. 

Liên quan đến việc miền Bắc phản đối cuộc tập trận chung của liên quân Hàn-Mỹ và việc Hàn Quốc phát triển vũ khí, kêu gọi Washington và Seoul từ bỏ tiêu chuẩn kép, Bộ trưởng Lee cho rằng Hàn Quốc là nước tự chủ quốc phòng, nên ông hy vọng có thể giải quyết vấn đề này thông quá đối thoại quân sự với miền Bắc.

Tiếp đó, ông Lee cho rằng lập trường kiên định của Chính phủ Seoul về việc tuyên bố chấm dứt chiến tranh và quan điểm của Bình Nhưỡng đưa ra về điều kiện tiên quyết có sự khác biệt. Tuy nhiên, thay vì chấp nhận quan điểm một phía từ miền Bắc, hai bên cần xây dựng quy trình để lập ra tiêu chuẩn và cơ sở nhất quán.

Mặt khác, Bắc Triều Tiên gần đây không đưa ra những thông điệp mạnh mẽ như “yêu cầu chấm dứt tập trận quân sự” hay “từ bỏ tăng cường vũ khí chiến lược” mà thay vào đó là cách diễn đạt khác trừu tượng hơn. Ông Lee cho rằng đây là dấu hiệu mở ra khả năng đối thoại.

Về vấn đề nới lỏng các biện pháp trừng phạt với miền Bắc, Bộ trưởng Thống nhất tái khẳng định lập trường của Chính phủ là tôn trọng việc thực thi biện pháp trừng phạt của Liên hợp quốc. Trong quá trình nối lại đối thoại, tuyên bố chấm dứt chiến tranh hoặc nới lỏng các biện pháp cấm vận sẽ được xem xét như một phương án điều chỉnh tương ứng, và quá trình này có thể thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa.

Lựa chọn của ban biên tập