Các diễn biến chính trên bán đảo Hàn Quốc

Bán đảo Hàn Quốc từ A-Z

> > >

Hội nghị thượng đỉnh liên Triều

2000

Tiến trình xúc tiến Hội đàm thượng đỉnh liên Triều lần thứ nhất

Tiến trình xúc tiến Hội đàm thượng đỉnh liên Triều lần thứ nhất

Tiến trình xúc tiến Hội đàm thượng đỉnh liên Triều lần thứ nhất

Trước năm 2000
Trước năm 2000
Ngày 4 tháng 7 năm 1972 Hai miền Nam-Bắc ra Tuyên bố chung (Giám đốc Cơ quan tình báo quốc gia Lee Hu-rak bí mật tới thăm Bình Nhưỡng và đây là cuộc đối thoại đầu tiên giữa 2 miền Triều Tiên)
Từ 25 đến 27 tháng 7 năm 1994 Hội đàm thượng đỉnh liên Triều giữa Thổng thống Hàn Quốc Kim Young-sam và Chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Il-sung được dự kiến tổ chức trong thời gian này nhưng đã bị hủy bỏ do Chủ tịch Kim đột tử.
Năm 2000
Năm 2000
Trung tuần tháng 2 Khởi động cuộc tiếp xúc giữa quan chức 2 miền Nam-Bắc.
Ngày 9 tháng 3 Trong chuyến thăm Béc-lin, cựu Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung ra “Tuyên bố Béc-lin”, trong đó đề xuất các nội dung đối với Bắc Triều Tiên như sau:
ㆍ Đối thoại trực tiếp và hợp tác giữa quan chức 2 miền Triều Tiên
ㆍKết thúc chiến tranh lạnh và củng cố hòa bình trên bán đảo Hàn Quốc
ㆍTích cực ủng hộ vấn đề đoàn tụ các gia đình bị ly tán
ㆍTrao đổi đặc phái viên liên Triều
Ngày 17 tháng 3 Bộ trưởng Park lần đầu tiên gặp phó Chủ tịch Ủy ban hòa bình châu Á-Thái Bình Dương Song Ho-Kyung của Bắc Triều Tiên tại Thượng Hải, Trung Quốc.
Ngày 22 tháng 3 Bộ trưởng Park và phó Chủ tịch Song tiếp xúc lần thứ 2 tại Bắc Kinh, Trung Quốc.
Ngày 7 tháng 4 Bắc Triều Tiên đề nghị Hàn Quốc tổ chức hội đàm tại Bắc Kinh vào ngày 8/4.
Ngày 8 tháng 4 Đặc phái viên liên Triều tiếp xúc lần thứ 3 và ký thỏa thuận tổ chức hội đàm thượng đỉnh liên Triều.
Ngày 10 tháng 4 Bộ trưởng Thống nhất Park Jae-gyu và Bộ trưởng Văn hóa và du lịch chính thức tuyên bố tổ chức Hội đàm thượng đỉnh liên Triều.
Từ 13 đến 15 tháng 6 Tổ chức Hội đàm thượng đỉnh liên Triều lần thứ Nhất tại Bình Nhưỡng.

Kết quả cuộc hội đàm thượng đỉnh liên Triều lần thứ nhất

Cuộc hội đàm thượng đỉnh liên Triều lần thứ nhất giữa hai nhà lãnh đạo của Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên luôn đi đôi với từ “lịch sử”.

Tuyên bố chung liên Triều ngày 15/6 đã tóm lược những kết quả của cuộc hội đàm này. Một số nội dung của hội đàm đã được thực hiện và có kết quả cụ thể và thực tiễn. Một trong những kết quả đáng chú ý là quan hệ giữa hai miền Nam-Bắc đã được phát triển và mở rộng.

Những thỏa thuận được đề cập trong Tuyên bố chung 15/6

1. Hai miền Nam-Bắc nhất trí thực hiện thống nhất đất nước một cách tự chủ
2. Hai miền chấp nhận sự tương đồng giữa phương án thống nhất của 2 nước : cơ chế chính phủ Liên hợp của Hàn Quốc và Liên
Bang của Bắc Triều Tiên và sẽ hướng tới lộ trình thống nhất bằng cách trên.
3. Hai bên nhất trí giải quyết các vấn đề nhân đạo (trao đổi những gia đình bị ly tán và giải quyết vấn đề tù nhân chính trị)
4. Hai bên quyết định tăng cường giao lưu kinh tế và xây dựng lòng tin
5. Hai bên cam kết tổ chức đối thoại giữa các quan chức để thực hiện các thỏa thuận đã đạt được

Những kết quả tích cực của Tuyên bố chung 15/6

Cuộc hội đàm thượng đỉnh liên Triều lần thứ nhất giữa hai nhà lãnh đạo của Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên luôn đi đôi với từ “lịch sử”.

Tuyên bố chung liên Triều ngày 15/6 đã tóm lược những kết quả của cuộc hội đàm này. Một số nội dung của hội đàm đã được thực hiện và có kết quả cụ thể và thực tiễn. Một trong những kết quả đáng chú ý là quan hệ giữa hai miền Nam-Bắc đã được phát triển và mở rộng.

Những thỏa thuận được đề cập trong Tuyên bố chung 15/6

1. Hai miền Nam-Bắc nhất trí thực hiện thống nhất đất nước một cách tự chủ
2. Hai miền chấp nhận sự tương đồng giữa phương án thống nhất của 2 nước : cơ chế chính phủ Liên hợp của Hàn Quốc và Liên
Bang của Bắc Triều Tiên và sẽ hướng tới lộ trình thống nhất bằng cách trên.
3. Hai bên nhất trí giải quyết các vấn đề nhân đạo (trao đổi những gia đình bị ly tán và giải quyết vấn đề tù nhân chính trị)
4. Hai bên quyết định tăng cường giao lưu kinh tế và xây dựng lòng tin
5. Hai bên cam kết tổ chức đối thoại giữa các quan chức để thực hiện các thỏa thuận đã đạt được

Những kết quả tích cực của Tuyên bố chung 15/6
Gia đình bị ly tán ㆍHai miền đã tiếp tục tiến hành đoàn tụ cho các gia đình bị ly tán
ㆍHai bên đang xây dựng một trung tâm đoàn tụ cho các gia đình bị ly tán (công trình này chưa hoàn thành)
Mở rộng hợp tác kinh tế liên Triều ㆍThành lập và đưa vào hoạt động khu công nghiệp Gaeseong
ㆍKết nối tuyến đường sắt liên Triều (tuyến Gyongeui và Donghae)
ㆍHợp tác phát triển công nghiệp nhẹ và khai thác khoáng sản
Đối thoại giữa các quan chức ㆍHội đàm cấp bộ trưởng (Cho đến đầu tháng 7 năm 2007, hai bên đã tổ chức 21 vòng hội đàm cấp bộ trưởng và thường xuyên tổ chức các cuộc hội đàm cấp cao)
ㆍHội đàm quân sự (Hai bên đã tổ chức 1 số vòng hội đàm quân sự các cấp như hội đàm quân sự cấp chuyên viên, cấp tướng và cấp Bộ trưởng quốc phòng. Tuy nhiên, hội đàm cấp Bộ trưởng quốc phòng mới được tổ chức một lần và hội đàm quân sự liên Triều nói chung không có nhiều tiến bộ).

Tuyên bố chung

Trên cơ sở tinh thần cao thượng của dân tộc mong muốn thống nhất đất nước một cách hòa bình, Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc Kim Dae-jung và Chủ tịch Cộng Hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Kim Jong-il đã tiến hành hội đàm thượng đỉnh từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 6 năm 2000.

Nguyên thủ 2 miền Nam-Bắc đánh giá cuộc hội đàm thượng đỉnh liên Triều này mang ý nghĩa vô cùng trọng đại và được tổ chức để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, phát triển quan hệ hai miền và đưa việc thực hiện thống nhất hòa bình lên một tầm cao mới. Hai miền Nam-Bắc tuyên bố như sau :

1. Hai bên nhất trí cùng chung sức giải quyết vấn đề thống nhất đất nước một cách tự chủ.

2. Hai miền chấp nhận sự tương đồng giữa phương án thống nhất của 2 nước : cơ chế chính phủ Liên hợp của Hàn Quốc và Liên Bang của Bắc Triều Tiên và sẽ hướng tới lộ trình thống nhất bằng cách trên.

3. Hai bên nhất trí giải quyết các vấn đề nhân đạo trong đó có trao đổi những gia đình bị ly tán và giải quyết vấn đề tù nhân chính trị từ ngày Quốc khánh 15/8 năm 2000.

z 4. Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên quyết định phát triển kinh tế dân tộc đồng đều thông qua hợp tác kinh tế liên Triều và tăng cường giao lưu trong các lĩnh vực như xã hội, văn hóa, thể thao, y tế, môi trường..vv.. và xây dựng lòng tin.

5. Hai bên cam kết sớm tổ chức đối thoại giữa các quan chức để thực hiện các thỏa thuận trên.

Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung đã trân trọng mời Chủ tịch Bắc Triều Tiên tới thăm Hàn Quốc trong tương lai gần và Chủ tịch Kim hứa sẽ sang thăm Hàn Quốc trong thời gian thích hợp.

Ngày 15/6/2000

Đại Hàn Dân Quốc
Tổng thống

Kim Dae-jung

CHDCND Triều Tiên
Chủ tịch

Kim Jong-il