Theo dòng thời sự

Bán đảo Hàn Quốc từ A-Z

Cận cảnh Bắc Triều Tiên

Hệ thống doanh nghiệp ở Bắc Triều Tiên

2019-08-01

© KBS

Trong mọi xã hội tư bản, các công ty sản xuất và bán hàng hóa với mục đích chính là kiếm lợi nhuận. Các công ty này là một thành phần của nền kinh tế sản xuất và cũng là xương sống của một nền kinh tế quốc gia. Ở Bắc Triều Tiên, vai trò đó được đảm nhận bởi Gieopso, tức doanh nghiệp. Hôm nay, hãy cùng lắng nghe giáo sư Hyun In-ae, người từng tốt nghiệp Đại học Kim Nhật Thành danh tiếng và đã giảng dạy tại Đại học Y Chongjin (Bắc Triều Tiên) trong một thời gian, trước khi đào thoát thành công khỏi miền Bắc và hiện đang là giáo sư thỉnh giảng tại khoa nghiên cứu Bắc Triều Tiên, Đại học nữ Ewha.

 

100% doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của Nhà nước

Một doanh nghiệp ở Bắc Triều Tiên đại diện cho một đơn vị kinh tế lớn. Ủy ban Kế hoạch Nhà nước ban hành kế hoạch sản xuất cho các doanh nghiệp và các Ủy ban kinh tế ở mỗi tỉnh sẽ chỉ đạo các doanh nghiệp trong địa phương thực hiện theo đúng các kế hoạch này. Mỗi doanh nghiệp có một Nhà quản lý là người đứng đầu, một kỹ sư trưởng phụ trách hướng dẫn kỹ thuật và công nhân thì được phân công cho các bộ phận khác nhau. Vậy thì tại sao các doanh nghiệp lại được đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước ở miền Bắc?

 

Sau khi bán đảo Hàn Quốc được giải phóng khỏi ách thống trị của thực dân Nhật Bản vào năm 1945, các công ty hoặc nhà máy ở Bắc Triều Tiên về cơ bản thuộc sở hữu của những người lao động, họ tự tổ chức các y ban tự quản để tự quản lý các công ty của họ. Nhưng hệ thống do Nhà nước kiểm soát đã đưa các Nhà quản lý, những người có tiếng nói cuối cùng, lên lãnh đạo người lao động. Năm 1961, vấn đề hệ thống quản lý “một người nắm toàn quyền” được nêu ra sau khi nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên lúc bấy giờ là Kim Nhật Thành đến thăm Nhà máy Điện Daean. Theo đó, cấp ủy được trao quyền và trách nhiệm điều hành doanh nghiệp.  Theo Hệ thống làm việc Nhà máy phát điệnDaean, sức mạnh của các Nhà quản lý tại tất cả các doanh nghiệp đã giảm đi và dần được thay thế bởi trách nhiệm tập thể. Theo đó, quản lý công nghiệp được thảo luận và quyết định theo tập thể ở Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chính sách kinh tế của quốc gia này đã có sự thay đổi.

 

Áp dụng hệ thống trách nhiệm quản lý xã hội chủ nghĩa có thành tố tư bản

Năm 2014, Chủ tịch Ủy ban quốc vụ Bắc Triều Tiên Kim Jong-un đã chỉ thị thiết lập một hệ thống quản lý kinh tế theo cách của riêng nước này. Điểm then chốt của kế hoạch mới là tăng cường khuyến khích sự tự chủ và thể chất người lao động. Trong vấn đề cải cách nông nghiệp, miền Bắc đã áp dụng hệ thống quản lý đồng ruộng, theo đó nông dân được phép giữ bất kỳ khoản thặng dư nào còn lại sau khi đạt hạn ngạch yêu cầu. Tất nhiên, mục đích của hệ thống này là để trao quyền tự chủ cao hơn cho nông dân cũng như tăng sản lượng nông nghiệp.Trong khi đó, các công ty hay nhà máy Nhà nước được trao quyền quyết định sản lượng, giá cả và tiền lương. Họ thậm chí được phép bán sản phẩm dư thừa. Chẳng hạn, một doanh nghiệp sản xuất thực phẩm có thể tự mua nguyên liệu thô và sản xuất bánh quy, kẹo hoặc bánh mì, rồi bán với giá thị trường mà không cần tuân theo giá Nhà nước quy định. Những biện pháp này nhằm mục đích thúc đẩy nền kinh tế thông qua cải cách và mở cửa, trong khi vẫn duy trì được hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Mặc dù vậy, chính quyền miền Bắc đã không đạt được mục tiêu dự kiến.

 

Điều quan trọng là Bắc Triều Tiên đã chính thức phê duyệt các hoạt động kinh tế thị trường của các doanh nghiệp thông qua biện pháp cải cách. Trên thực tế, thị trường không chính thức hoặc tư nhân hóa (được gọi là jangmadang) đã mở rộng đáng kể. Theo Viện nghiên cứu Hàn-Mỹ tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ), số lượng jangmadang đã tăng hơn gấp đôi từ 200 năm 2010 lên đến 400 năm 2017. Ngoài ra, các doanh nghiệp Bắc Triều Tiên đã tăng công suất hoạt động từ khoảng 10% vào những năm đầu 2000 lên tới 40% hiện nay, cải thiện đáng kể thu nhập của người lao động. Tuy nhiên theo thời gian, khoảng cách tiền lương giữa các doanh nghiệp đã ngày càng tăng. Một số công ty thậm chí đã ngừng hoạt động do các lệnh trừng phạt quốc tế tăng cường. Trong bối cảnh này, một số doanh nhân giàu có mới nổi (được gọi là donju), đã đứng ra cho các công ty Nhà nước vay tiền hoặc tự vận hành các công ty tư nhân của họ. Bắc Triều Tiên luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tự lực. Tuy nhiên, theo Giáo sư Hyun In-ae, mục tiêu này sẽ khó đạt được khi không hiện thực hóa nền kinh tế thị trường hoàn toàn:

 

Khó có bước đột phá nếu không áp dụng kinh tế thị trường hoàn toàn

Chuyến thăm Trung Quốc năm 1972 của Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã mở đường cho việc thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa hai nước 6 năm sau đó. Nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình, người xây dựng chính sách cải cách và mở cửa nền kinh tế Trung Quốc, đã tận dụng cơ hội lịch sử này để đẩy nhanh nỗ lực cải cách trên toàn quốc. Việt Nam cũng mở cửa nền kinh tế bằng cách bình thường hóa quan hệ với cộng đồng quốc tế theo chính sách cải cách Đổi mới được khởi xướng năm 1986. Theo cách tương tự, hy vọng rằng bằng việc cải thiện quan hệ với các nước láng giềng thông qua phi hạt nhân hóa, con đường phát triển kinh tế sẽ được mở ra ở Bắc Triều Tiên.

Tin mới nhất