Theo dòng thời sự

Bán đảo Hàn Quốc từ A-Z

Tiêu điểm thời sự

Lập trường mâu thuẫn Mỹ-Triều sau Hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai

Tin nổi bật trong tuần2019-03-12
Lập trường mâu thuẫn Mỹ-Triều sau Hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai

Sau Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hại tại Hà Nội cuối tháng trước, lập trường giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên ngày càng cho thấy sự mâu thuẫn rõ rệt. Washington đưa ra “giải pháp tổng thể”, trong khi Bình Nhưỡng một mặt nhấn mạnh đến phi hạt nhân hóa hoàn toàn, một mặt vẫn lặp lại “nguyên tắc giải quyết từng bước” và “tạo dựng sự tin tưởng”. Tuy nhiên, cả hai bên đều duy trì nền tảng đối thoại song phương.


“Giải pháp tổng thể” của Mỹ

Đặc phái viên phụ trách chính sách Bắc Triều Tiên thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ Stephen Biegun khẳng định không có việc thực hiện phi hạt hạt nhân hóa miền Bắc có tính chất tạm thời. Thay vào đó, ông đưa ra “giải pháp tổng thể” mang tính toàn diện và đồng thời. Tức, hai bên cùng một lượt thực hiện phá hủy hoàn toàn vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) và biện pháp tương ứng như dỡ bỏ lệnh cấm vận. Theo đó, có thể nói đề xuất này đang quay về với lập trường “đạt được thỏa thuận lớn” được đưa ra ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ nhất tại Singapore vào tháng 6 năm 2017.


Chiến lược đàm phán của Mỹ

Đặc phái viên Biegun đã đề cập đến lập trường trên tại một hội thảo về hạt nhân do Quỹ hòa bình quốc tế Carnegie tổ chức tại Washington vào ngày 11/3 (giờ địa phương). Có thể nói, “giải pháp tổng thể” đang chính thức trở thành chiến lược đàm phán với Bắc Triều Tiên của Mỹ sau Hội nghị thượng định Mỹ-Triều tại Hà Nội. Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Cố vấn an ninh quố gia Nhà Trắng John Bolton cũng đã từng đưa ra lập trường tương tự. Về vấn đề này, Đặc phái viên Biegun khẳng định đây là quan điểm mà chính quyền Mỹ đang có cái nhìn nhất quán. Đề xuất phá dỡ hoàn toàn cơ sở hạt nhân Yongbyun (tỉnh Bắc Pyongan) chỉ là một phần của đề xuất phi hạt nhân hóa miền Bắc. Bởi nếu như Mỹ thực hiện bước đi tương ứng là dỡ bỏ lệnh trừng phạt miền Bắc thì sẽ tạo cơ hội để Bình Nhưỡng có nguồn tiền đầu tư cho phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt.


Lập trường của Đặc phái viên Stephen Biegun

Trong buổi diễn giảng tại trường đại học Stanford (Mỹ) vào cuối tháng 1 vừa qua, Đặc phái viên Stephen Biegun đã từng đề cập đến biện pháp “đồng thời và song song” và đưa ra lộ trình sơ lược về việc phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên. Đây là phát biểu công khai đầu tiên của ông kể từ sau khi nhậm chức, nên nhận định này được xem như là lập trường của Washington tại đàm phán Mỹ-Triều ở Hà Nội. Theo đó, nhiều ý kiến dự đoán rằng Mỹ đã tái xây dựng lập trường điều chỉnh tốc độ, cùng với phi hạt nhân hóa miền Bắc theo từng bước.


“Giải pháp tổng thể” được đưa ra theo nguyên tắc là không đi lại lối mòn về giải pháp phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên đã từng thất bại của các chính quyền Mỹ trong quá khứ. Đặc phái viên Biegun đã nhắc lại lịch sử đàm phán Mỹ-Triều từ sau năm 1992. Ông nhận định rằng, kết quả của quá trình đàm phán này đã biến miền Bắc trở thành nước sở hữu vũ khí hạt nhân trên bán đảo Hàn Quốc, nên những chính sách trong quá khứ là thất bại. Bên cạnh đó, ông Biegun còn nhấn mạnh sẽ không có bất cứ thỏa thuận riêng lẻ nào cho tới khi hai bên đạt được thỏa thuận toàn diện cho tất cả mọi thứ. Tức, các thảo luận khác dù có đạt tiến triển đi chăng nữa, mà thảo luận về phi hạt nhân hóa vẫn giậm chân tại chỗ, thì các lĩnh vực khác cũng không thể nào triển khai được.


Lập trường của Bắc Triều Tiên

Mặt khác, vào ngày 12/3, các cơ quan tuyên truyền của Bắc Triều Tiên như trang web “Dân tộc chúng ta”, tạp chí “Tân báo thống nhất” (Tongil sinbo) đều đồng loạt đề cập đến lập trường “phi hạt nhân hóa hoàn toàn” và đối thoại hiệu quả. Các cơ quan tuyên truyền của miền Bắc đã đề cập đến ý nghĩa lớn của đề xuất dỡ bở cơ sở hạt nhân Yongbyun, với nhận định rằng đây là một biện pháp phi hạt nhân hóa thực tế và to lớn dựa theo nguyên tắc giải quyết từng bước và xây dựng lòng tin.

Mặc dù những đề cập trên được đưa ra bởi các cơ quan tuyên truyền, chứ không phải cơ quan ngôn luận Nhà nước của miền Bắc, song điều này vẫn thu hút sự chú ý của dư luận, vì đây là lần đầu tiên Bắc Triều Tiên “lên tiếng” kể từ sau Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai tại Hà Nội. Theo đó, có nhiều dự đoán rằng nội bộ chính quyền Bình Nhưỡng có vẻ đã phần nào thống nhất được lập trường. Bất chấp có nhiều dấu hiệu cho thấy miền Bắc đang khởi động lại hoạt động tại bãi thử tên lửa xã Dongchang (huyện Cholsan, tỉnh Bắc Pyongan), động thái này được phân tích như là miền Bắc đã gián tiếp gửi đi một thông điệp rằng nước này sẽ không thực hiện bất kỳ một hành động nào có thể làm cho tình thế trở nên xấu đi một cách đột ngột.

Tin mới nhất