Theo dòng thời sự

Bán đảo Hàn Quốc từ A-Z

Tiêu điểm thời sự

Châu Âu lên án mạnh mẽ vụ phóng tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng

Tin nổi bật trong tuần2019-10-09
Châu Âu lên án mạnh mẽ vụ phóng tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng

Các nước tìm cách đối phó với động thái của Bình Nhưỡng

Sau khi Bắc Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm (SLBM) và cuộc đối thoại Mỹ-Triều tại thành phố Stockholm (Thụy Điển) thất bại, các bên liên quan tích cực tìm kiếm phương thức đối phó. Tại cuộc họp kín của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, 6 quốc gia châu Âu ra tuyên bố chung lên án Bắc Triều Tiên, trong khi các nước Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản bàn thảo các biện pháp khôi phục xung lực đối thoại Mỹ-Triều. Như vậy, các nước vừa gây sức ép lên Bình Nhưỡng, vừa nỗ lực để cứu vãn đối thoại Mỹ - Triều.


Hội đồng bảo an điều chỉnh mức độ lên án Bắc Triều Tiên

Mặc dù Mỹ và Nga không tham gia vào việc ra thông cáo chung lên án Bắc Triều Tiên, nhưng Đại sứ Đức tại Liên hợp quốc Christopher Huygens dẫn lời rằng trong cuộc họp các nước thành viên của Hội đồng bảo an nhất trí chỉ trích hành vi khiêu khích của Bình Nhưỡng, cũng như đồng loạt phê phán vụ phóng của Bắc Triều Tiên là không phù hợp. Tức là nếu xem xét việc Nga chưa bao giờ hoàn toàn đồng ý với ý kiến của Mỹ, thì có thể nói sự đồng cảm giữa các nước thành viên đã được hình thành. Các chuyên gia đã phân tích về lý do Washington không ra thông cáo chung lên án Bình Nhưỡng cùng với các nước châu Âu. Thứ nhất là các quốc gia châu Âu thường đưa ra phản ứng nhạy cảm về các vấn đề vũ khí hủy diệt hàng loạt, vì các nước này đã trực tiếp trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới là Thế chiến Ⅰ và Thế chiến Ⅱ. Cùng với đó, những quốc gia trên thúc đẩy hợp nhất vì vẫn còn lại những ký ức về cuộc chiến tranh tàn khốc và châu Âu ra ý kiến tương đối nghiêm túc hơn so với Mỹ về vấn đề vũ khí hủy diệt hàng loạt. Một lý do khác là Hội đồng bảo an muốn điều chỉnh mức độ cáo buộc Bình Nhưỡng về vụ khiêu khích lần này. Tuyên bố chung lên án miền Bắc không được đưa ra dưới danh nghĩa của Hội đồng bảo an và chỉ có sự tham gia của 6 nước châu Âu. Ngoài ra, việc Mỹ không tham gia vào tuyên bố này nên mức độ phê phán đã giảm xuống. Điều đó có ý nghĩa là cộng đồng quốc tế chỉ trích Bình Nhưỡng, nhưng hoàn toàn không muốn phá vỡ cuộc đối thoại giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên. Trên thực tế, thông qua tuyên bố chung, các nước châu Âu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đối thoại và kêu gọi Bình Nhưỡng thực hiện các bước cụ thể cũng như “đàm phán có ý nghĩa” với Washington về giải giáp hạt nhân. Đại sứ Đức khẳng định, các nước thành viên Hội đồng bảo an đều mong muốn cuộc đàm phán Mỹ-Triều được nối lại.


Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản nhóm họp về vấn đề khôi phục đối thoại Mỹ-Triều

Trong một tin liên quan, Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản đã nhóm họp tại Washington, bàn thảo các biện pháp tiếp theo liên quan đến việc cuộc đàm phán cấp chuyên viên Mỹ-Triều thất bại. Bắc Triều Tiên đang chỉ trích quyết liệt Mỹ với những lời lẽ gay gắt, trong khi Washington nhấn mạnh có một “ý tưởng sáng tạo” và sẽ tổ chức cuộc đàm phán tiếp theo. Trong bối cảnh này, các nước Hàn-Mỹ-Nhật tái khẳng định tầm quan trọng của sự hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau về vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên. Tại cuộc họp, Mỹ đã sử dụng cách thể hiện “phi hạt nhân hóa toàn diện”, thay vào “phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên lần cuối cùng, hoàn toàn và có thể kiểm chứng (FFVD)”. Điều này cho thấy “ý tưởng sáng tạo” của Washington có nội dung là Mỹ đã nhượng bộ một phần về vấn đề giải trừ hạt nhân. Đặc biệt, Hàn Quốc và Nhật Bản đã tổ chức đàm phán song phương về vấn đề hạt nhân miền Bắc. Trong bối cảnh căng thẳng Hàn-Nhật leo thang, cuộc họp song phương vẫn được tổ chức, được coi là sự tiến triển lớn trong việc khôi phục hợp tác song phương, cho dù hai bên đã không thảo luận các nội dung cụ thể.



Tin mới nhất