Theo dòng thời sự

Bán đảo Hàn Quốc từ A-Z

Tiêu điểm thời sự

Liên minh châu Âu thông qua biện pháp trừng phạt đối với Bắc Triều Tiên

Tin nổi bật trong tuần2013-02-24
Liên minh châu Âu thông qua biện pháp trừng phạt đối với Bắc Triều Tiên

Trong cuộc họp cấp bộ trưởng của Liên minh châu Âu (EU) diễn ra hôm 18/2 tại Brúc-xen, Bỉ, ngoại trưởng 27 nước thành viên đã nhất trí thông qua biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Bắc Triều Tiên sau vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ 3 của nước này hôm 12/2, trong đó bao gồm các biện pháp mở rộng cấm vận tài chính, thương mại, phong tỏa tài sản và hạn chế du lịch.

Hội nghị ngoại trưởng Liên minh châu Âu
Sau khi thảo luận về các biện pháp trừng phạt mới đối với Bắc Triều Tiên, ngoại trưởng 27 nước thành viên EU đã áp đặt cấm vận về tài chính và quyết định một số biện pháp khác như cấm xuất khẩu và nhập khẩu linh kiện tên lửa, kim loại quý và hạn chế du lịch. Hiện, EU đã áp đặt chế tài cấm xuất khẩu vũ khí và công nghệ liên quan đến hạt nhân đối với Bắc Triều Tiên. Trước đó, miền Bắc cũng đã phải gánh chịu các cấm vận khác như cấm xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa xa xỉ, phong tỏa tài sản và hạn chế du lịch. Trong gói biện pháp trừng phạt mới lần này bao gồm cả việc thi hành các biện pháp trừng phạt riêng của Liên hợp quốc và các biện pháp cấm vận về tài chính, thương mại của EU. Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã đưa thêm Ủy ban công nghệ không gian vũ trụ Bắc Triều Tiên, 1 ngân hàng, 4 công ty thương mại và 4 cá nhân của quốc gia này vào danh sách cấm vận hôm 22/1 để trả đũa vụ phóng tên lửa tầm xa của Bình Nhưỡng. Cùng ngày, các ngoại trưởng EU đã hối thúc Bắc Triều Tiên cần phải hòa nhập vào cộng đồng quốc tế để cùng hướng tới hòa bình và an ninh bền vững trên cở sở phi hạt nhân hóa trên bán đảo Hàn Quốc và nhấn mạnh đây là phương án tốt nhất để bảo đảm tương lai ổn định và thịnh vượng cho miền Bắc.

Phản ứng nhạy cảm của EU đối với vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên
Hôm 12/2, Bắc Triều Tiên đã tiến hành thử nghiệm hạt nhân lần 3 bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. EU đã ngay lập tức đưa ra tuyên bố chung nhằm lên án mạnh mẽ hành động của Bình Nhưỡng. Tuyên bố nhấn mạnh, vụ thử nghiệm hạt nhân của miền Bắc là một thách thức rõ ràng đối với Hiệp ước không phổ biến hạt nhân trên toàn thế giới và là hành vi vi phạm điều ước quốc tế cấm nước này sản xuất vũ khí hạt nhân hay thử nghiệm hạt nhân. Do đó, sau tuyên bố chung lên án mạnh mẽ này, những biện pháp trừng phạt bổ sung là điều đã được dự báo trước. Đặc biệt, EU rất nhạy cảm đối với vấn đề hạt nhân và môi trường. Có thể nói, việc phóng tên lửa tầm xa hay phát triển hạt nhân của Bắc triều Tiên là nhắm tới Mỹ. Theo lẽ tự nhiên thì EU không có lý do gì để đưa ra những phản ứng nhanh hơn Mỹ. Nhưng lần này EU lại rất tích cực về chế tài trừng phạt đối vụ thử hạt nhân của miền Bắc. Điều này cho thấy EU có “ác cảm” đối với việc phổ biến hạt nhân hơn là phóng tên lửa.

Động thái của cộng đồng quốc tế
Liên quan đến vụ thử hạt nhân của Bắc Triều Tiên, các quốc gia trên thế giới đã đưa ra các biện pháp trừng phạt riêng nhanh hơn so với Liên hợp quốc. Liên minh châu Âu đã thông qua các chế tài trừng phạt đối với miền Bắc trong khi Mỹ, Nhật Bản cũng đang gia tăng và mở rộng cấm vận. Liên hợp quốc chậm đưa ra các biện pháp trừng phạt là do thái độ “hờ hững” của Trung Quốc, nước thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Từ trước đến nay, trong nhiều tình huống tương tự, Trung Quốc vẫn luôn làm trì hoãn việc thông qua chế tài trừng phạt đối với Bình Nhưỡng do Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản và EU dẫn đầu bằng các động thái “phủ đầu”. Được biết, lần này Bắc Kinh đã hướng tới các biện pháp trừng phạt thích hợp. Do đó, có nhiều khả năng Trung Quốc sẽ áp dụng các chế tài cấm vận tùy theo thái độ của Bắc Triều Tiên.

Tin mới nhất