Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Đi tìm ngựa (Lee Soon-won)

2021-03-09

ⓒ Getty Images Bank

- Trích đoạn nội dung phát sóng


“ Cha nuôi, tức chú họ của tôi hồi đó đã ngoài 40, chú cưới thím đến nay đã được hơn 15 năm nhưng mãi mà hai người vẫn chưa có con. Người ta cũng gọi chú là “bố”, nhưng là “bố con la”, cái tên không khác gì một sự sỉ nhục, giễu cợt. Hồi đó chú hay dắt theo một con la, đặt tên là “Eun-byeol” (Ngôi sao bạc), nó có bộ lông màu nâu đỏ, ở đỉnh đầu có một nhúm lông trắng, nhìn hệt như chòm sao.”


내 양아버지인 당숙은 그 때 이미 나이가 마흔이 넘었는데도

밑에 아이가 없었다.

결혼한 지 십오 년이 넘는데도 당숙모가 아이를 낳지 못하는 것이었다.

유일하게 ’애비‘로 불리는 말이 있다면

그건 ’노새 애비‘라는, 차라리 쌍욕보다 못한 호칭뿐이었다.


그 때 당숙은 ’은별‘이라는 노새를 끌고 있었다.

붉은 기운이 도는 갈색 몸통에 

정수리 한 가운데만 별처럼 흰 털이 난 노새였다.



Khi Soo-ho học lớp 4 thì người lớn trong nhà quyết định chọn anh làm con nuôi của chú.



Giáo sư Bang Min-ho, khoa Ngữ văn trường Đại học Seoul 

Con la xuất hiện trong truyện này và cả truyện “Khi hoa kiều mạch nở”. Nó được sinh ra từ bố lừa, mẹ ngựa và đến đời nó thì không thể sinh sản. Nhà chú nuôi la như một phương tiện kiếm sống nhưng trớ trêu thay chú lại bị vô sinh, giống hệt con la kia. Cả làng từ lớn đến nhỏ đều gọi chú là “nhà nuôi la” để ám chỉ việc chú không thể có con. Bởi thế mà nhân vật chính cảm thấy vô cùng nhục nhã, xấu hổ khi phải đến làm con nuôi ở nhà một người bị cả làng trêu đùa, châm chọc như vậy.


 

““Con không đi đâu!” 

“Thế ai đi? Sau này chỉ cần lo cúng giỗ cho nhà chú thôi mà.”

“Không là không!” 


Nhưng tôi nào đâu có được làm theo ý mình. Mùa thu năm đó, ông họ đột ngột qua đời, tôi phải mặc bộ quần áo bằng vải gai và chịu tang. Hồi đó, cứ hở ra là tôi nói “Không làm con nuôi”. Đi làm con nuôi đã tủi, nhưng tôi còn tủi và xấu hổ hơn khi bị gọi là “Con nuôi nhà nuôi la”. Đến chú Jong-gi đẩy xe bò trong làng cũng cợt nhả gọi chú là “con la, con la”, những người khác trong làng lại càng khoái chí hơn nữa.”


“나는 양재 안 가” 

“누가 지금 가서 살라나?  나중에 작은 집 제사만 맡으면 되지” 

“그래도 안 가”


그러나 그게 어디 내 마음대로 될 일이던가.

그 해 가을 덜컥 작은 할아버지가 세상을 뜨자

나는 단박 새로 지은 베옷을 입고 불려 나가 어린 상제 노릇을 해야 했다.

그러면서도 나는 말끝마다 ‘양재 안 가’를 입에 달고 살았다.

그냥 양자도 싫고 서러웠지만 ‘노새집 양재’는 더더욱 싫고 부끄러웠다.


마을에 우차를 끄는 종기 아버지조차 

노새를 부리는 당숙을 노새, 노새, 하고 부르며

은근히 깔보고 우습게 아는 것이었다.

그러니 다른 사람들은 오죽했겠는가.


“나 양재 안 가니까 도로 물러” 




Đôi nét về tác giả Lee Soon-won (sinh ngày 2/5/1958 tại thành phố Gangneung, tỉnh Gangwon) 

- Đăng đàn với tác phẩm “Mặt Trăng giữa ban ngày” trên tạp chí Tư tưởng văn học năm 1988.

- Nhận giải thưởng Văn học Lee Hyo-seok lần thứ nhất năm 2000, v.v.

Lựa chọn của ban biên tập