Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Trước cửa (Lee Dong-ha)

2021-03-23

ⓒ Getty Images Bank

- Trích đoạn nội dung phát sóng


“ Anh cài chiếc cặp sách lên tay nắm cánh cửa sắt rồi đi xuống cầu thang chung cư. Giờ đã hơn 5 giờ chiều, nghĩ là vợ có thể đang đi siêu thị nên anh đi một vòng quanh 5 siêu thị gần chung cư để tìm nhưng không thấy cô đâu. Loanh quanh một lúc cũng mất hơn một tiếng đồng hồ, chân cũng mỏi, anh lại quay về chung cư với hy vọng là vợ đã về nhà.”


아파트의 문은 잠겨 있었다.

그 철제 현관문은 견고하게 닫아 걸린 채

주인의 귀가를 완강히 거부하고 있는 것처럼 보였다.

그새 페인트 칠을 다시 한 모양이다.

한 달하고도 닷새 만에 돌아온 그의 눈에는

그것이 몹시 낯설게 느껴졌다.



Nhân vật chính là một thầy giáo ngoài 40 tuổi, sống ở chung cư ven thủ đô Seoul, nhưng nơi công tác lại là một địa phương phía Nam nên anh chỉ về thăm gia đình vào dịp cuối tuần. Mỗi tháng anh thường về nhà một lần. Hôm nay anh về mà không liên lạc trước, không có ai ở nhà cả.



“ Thực ra ở nhà cũng đánh thêm hai bộ chìa khóa, nhưng con anh mỗi đứa giữ một bộ, riêng anh không có. Lần này anh tự nhủ là phải giữ chìa khóa dù mỗi tháng chỉ về nhà một lần. Chìa khóa là thứ đánh dấu sự sở hữu hoàn toàn, vậy mà vợ con đều có, chỉ mình anh là không giữ. Liệu đây có phải là gia đình của anh không? Hay là gia đình của vợ con thôi? Tự dưng anh nhận ra hình như lúc nào mình cũng chỉ biết đứng ngập ngừng bên ngoài cánh cửa. Anh đã đứng thế từ lúc trưởng thành rời khỏi nhà cha cho đến bây giờ, khi tuổi đã xế chiều. Nghĩ đến đây, anh thấy đời sao mà chua chát quá, cứ lặng người như vậy một lúc lâu.”


실인즉 열쇠를 두 개나 더 복제했었다.

그래서 식구들이 죄 하나씩 가지고 다닌다.

단지 자기만 예외인 것이다.

집을 찾는 일이 한 달에 고작 한 번이라고 해도

역시 열쇠는 지니고 있어야겠다고 그는 마음먹었다.


그것처럼 완전한 소유의 징표가 어디 있으랴.

아내는 물론, 내 아이들까지 가지고 다니는 것을

나는 갖고 있지 못하다.

나의 가정이란 생각은 어쩌면 착각인지도 모른다.

그들의 가정이라고 해야 마땅하다.

그러고 보니 자신은 늘 잠긴 문밖에서 서성거리고 있었다는 느낌이 들었다.

아버지의 집을 떠나온 이래

지금 이 후줄근한 나이에 이르도록 말이다....

그 깨달음은 몹시 씁쓸한 것이었기 때문에 

그는 한 동안 말을 잃어버렸다.




Đôi nét về tác giả Lee Dong-ha (sinh năm 1958 tại thành phố Osaka, Nhật Bản) 

- Đăng đàn với tác phẩm “Chiến tranh và con sóc” trên mục “Tân xuân văn nghệ” của báo Seoul năm 1966.

- Nhận huân chương văn hóa hạng 3 Bogwan (Bảo quán) năm 2013.

Lựa chọn của ban biên tập