Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Hoa Gangseonhwa trong trường ca hát kể chuyện Pansori Simcheongga

#Âm điệu ngàn xưa l 2022-03-24

Âm điệu ngàn xưa

Hoa Gangseonhwa trong trường ca hát kể chuyện Pansori Simcheongga

Giáng tiên hoa

Trong trường ca hát kể chuyện Pansori Simcheongga (Người con gái hiếu thảo Sim Cheong), sau khi gieo mình xuống dòng nước Indangsu làm vật tế thần, nàng Sim Cheong tới thủy cung và gặp mặt người mẹ thân sinh đã mất từ khi nàng cất tiếng chào đời. Nhờ sự giúp đỡ của Long vương, Sim Cheong được hoàn sinh thành đóa hoa nổi bồng bềnh trên mặt nước. Những người nhà thuyền lấy làm lạ khi thấy một đóa hoa lớn, thơm ngào ngạt trên biển, nên cho rằng đây là một loài hoa quý không phải ai cũng có được bèn vớt và dâng lên nhà vua. Đó cũng là lúc nhà vua lấy việc chăm hoa trong vườn thượng uyển để nguôi ngoai nỗi nhớ hoàng hậu vừa từ trần. Trích đoạn “Hwacho Taryeong” (Khúc ca hoa cỏ) mô tả tâm trạng của nhà vua khi ngắm nhìn muôn hoa đua nở, rằng:

Hoa cỏ bạt ngàn nhiều vô kể

Tháng Tám phù dung quân tử rụng,

Nước thu trong veo đóa sen hồng

Mai hoa thơm ngát hoàng hôn xuống

Vườn đào thắm đỏ chốn kinh thành


Chúng ta có thể mường tượng được niềm vui hân hoan xao xuyến của vị quân vương vốn yêu hoa khi được hiến tặng loài hoa quý nở trên biển. Nhà vua trồng hoa phía sân trước nơi ở, đặt tên hoa là Gangseonhwa (giáng tiên hoa), nghĩa là đóa hoa tựa như tiên nữ giáng trần rồi biến thành hoa. Hàng ngày, nhà vua say đắm nhìn ngắm hoa, cho đến một hôm, nụ hoa Gangseonhwa xòe nở, một người con gái xinh đẹp bước ra từ đóa hoa, đó chính là nàng Sim Cheong được hóa kiếp. Đi cùng Sim Cheong còn có một cung nữ, người này tâu với nhà vua rằng đưa Sim Cheong tới đây theo lệnh của Long vương và yêu cầu nhà vua cưới Sim Cheong làm hoàng hậu. Và thế là người con gái hiếu thảo dám quyên sinh, buông mình xuống dòng nước Indangsu làm vật tế thần vì cha đã trở thành hoàng hậu. 


Suy nghĩ về "cho và nhận"

Liệu có ai cảm thấy buồn khi nghe khúc hát rạo rực này không? Nếu trong tiết xuân tràn trề nhựa sống mà ai đó lại cảm thấy mất hào hứng, mất tập trung, ăn uống khó tiêu, khó ngủ, lên cân thì cần phải xem liệu có phải mình bị chứng trầm cảm lúc giao mùa hay không nhé. Theo thống kê, so với mùa đông lạnh, số người mắc chứng trầm cảm nhiều hơn trong tháng 3, tháng 4. Nguyên nhân có thể là do hóc-môn bị mất cân đối vì lượng ánh nắng Mặt trời thay đổi. Thế nên, những lúc thế này, mỗi ngày chúng ta nên giảnh khoảng 30 phút tản bộ để vừa tận hưởng nắng xuân và kích thích tuần hoàn máu vừa làm cho tâm hồn sảng khoái. Chúng ta cũng nên bớt chút ít thời gian trồng hoa hay cây cảnh thay vì chỉ lướt mạng xã hội. Muốn được quan tâm chăm sóc khi gặp khó khăn là tình cảm bình thường của con người, nhưng những lúc này thay vì nhận sự quan tâm, chúng ta hãy dành sự quan tâm đến một đối tượng khác và tiếp nhận năng lượng từ việc đó. 


* Khúc hát “Hwacho Taryeong” (Khúc ca hoa cỏ) /  Hong Ji-yun 

* Khúc hát “Sarang, Pyeotguna” (Tình yêu đã nở) / nhóm nhạc truyền thống Akdangwangchil 

* Khúc hát Hwachosageori (Hoa thảo tứ cự lý) / Seong Chang-sun và Jeon Jeong-min

Lựa chọn của ban biên tập