Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Chuyện cây ngải cứu (Choi Il-nam)

2022-04-12

ⓒ Getty Images Bank

- Trích đoạn nội dung phát sóng


Đang hái ngải cứu thì In-soon ngước lên nhìn ngọn núi. 

Nắng xuân ấm áp, mơ mộng hệt như ruột chăn vậy. 

Trời đẹp thật! Thích quá!


Cô chợt thấy lòng mình thổn thức, nước mắt như chực trào. 

Ánh nắng ấm áp chiếu thẳng vào tấm lưng chỉ khoác chiếc áo Jeogori mỏng khiến cô thấy ngứa ngáy, chỉ muốn nhai ngấu nghiến thứ gì đó hoặc là xé toang chiếc áo ra.



Suốt cả một tháng mùa xuân, hai mẹ con không được hạt gạo, sáng cũng như chiều chỉ húp cháo ngải cứu cầm hơi. In-soon cứ thầm lo lắng, nhỡ đâu đứa em mẹ sắp đẻ nó cũng sẽ xanh lè màu ngải cứu thì sao? 


Không chỉ vậy, ngay cả mẹ và In-soon cũng có thể dần dần chuyển sang màu xanh.


Mỗi khi đi vệ sinh xong, In-soon thấy không chỉ phân, mà cả nước tiểu cũng có màu xanh. Dường như chỉ cần siết chặt bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể là sẽ ngay lập tức trào ra thứ nước ngải cứu sẫm màu, hệt như màu phân của con gà bị bệnh sùi mào. 


봄철 한 달 동안을 두고 밥꼴을 못 보고

아침 저녁을 거의 쑥죽으로만 살아온 인순이에게는 

어머니가 낳을 애기는 어쩌면 쑥빛을 닮아 퍼럴 것이리란 생각에

남몰래 혼자 속으로 두려워해 오고 있었다.


그 뿐이 아니다.

어머니나 자기의 살빛도 차차 퍼런 색깔로 

변해 가는 듯만 했다.


뒤볼 때 보면, 

대변은 말할 것도 없고 오줌도 다소는 퍼렇게 보인다.

자기 몸뚱어리의 어느 곳이든 쥐어짠다면

창병 걸린 닭 똥물 비슷한 거무튀튀한 쑥물이

금방 비어져 나올 것 같았다.



Giáo sư khoa Ngữ văn trường Đại học Seoul Bang Min-ho

Ngải cứu có mùi hương rất riêng, màu cũng thật đẹp. Đó là lý do tại sao người Hàn Quốc hay dùng ngải cứu để tạo hương vị cho nhiều loại bánh. Nhưng truyện ngắn này không bàn về thứ hương vị độc đáo với công dụng quý phái ấy, mà mượn ngải cứu để lột tả cái nghèo dai dẳng đến ám ảnh. Nhà văn Choi Il-nam sinh năm 1932, ông lớn lên vào cuối thời kỳ thực dân Nhật chiếm đóng bán đảo Hàn Quốc (1919-1945). Truyện ngắn này đã truyền tải những ký ức của tác giả về nạn đói nghiêm trọng cuối thời kỳ thực dân và những ám ảnh về cuộc sống cùng cực của người Hàn Quốc thời chiến. Ngoài ra, bối cảnh của tác phẩm chỉ nêu người cha của nhân vật chính bị bắt đi phu, do đó câu chuyện trong tác phẩm này có thể xảy ra trước hoặc sau chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Vì vậy, đây giống như một bản báo cáo về những trải nghiệm đói nghèo xuyên thời gian.



Nước ngọt chảy ra từ giữa hai răng hàm, bao bọc lấy hạt gạo. 

Một lần, rồi thêm lần nữa. Lần này cô lấy nhiều hơn một chút. Dòng nước ngọt bùi chảy từ miệng rồi trôi tuột xuống cổ họng. In-soon cứ nhai mãi không thôi.


Cô định sẽ mang gạo này về nấu cơm cho mẹ. Chẳng ngại ngần gì nữa, cô bé kéo rổ lại gần thúng gạo, gạt đám ngải cứu sang một bên và gạt gạo vào rổ.

In-soon nghe thấy tiếng “bụp”, mặt mày choáng váng, đổ nhào về phía trước. Một bàn tay hung bạo nắm lấy tóc cô bé.


 “Cái con này gớm thật, mới bé tý mà đã ăn trộm đồ của người khác rồi hả?”


In-soon lúc này mới nhận ra gạo là của người khác, và việc mình vừa làm là hành vi ăn trộm rồi bị phát hiện. Cô bé đỏ mặt, chỉ biết đứng như trời trồng. 


단번에 양쪽 어금니에서 단침이 흘러나와 쌀알을 감춘다.

또 한 번, 또 한 번, 

이번엔 조금 많이 털어 넣었다.

고소한 뜨물이 목구멍을 타고 내려간다.

인순이는 자꾸만 씹었다.


그러다가 이것을 집으로 가져가서 어미니와 밥을 지어 먹으려니 작정하고는,

아무 거리낌 없이 소쿠리를 쌀둥지에다 대어 

쑥을 한옆으로 제치고 쌀을 쓱 밀어 넣고 있었는데 

턱, 하는 소리와 함께 인순이는 눈앞이 아찔해지면서 앞으로 거꾸러졌다.

뒤미처 우악스런 손이 인순이의 머리를 낚아채었다.


“꽤씸한 년, 조막만한 것이 벌써부터 남의 물건을 훔쳐?” 


인순이는 그제야 쌀이 남의 것이었고

자기는 그것을 도둑질하다가 들켰다는 사실을 깨닫자,

얼굴이 화끈화끈 달아오르며 어쩔줄을 몰랐다.




Đôi nét về tác giả Choi Il-nam 

- Sinh ngày 29/12/1932 tại thành phố Jeonju, tỉnh Bắc Jeolla.

- Đăng đàn với tác phẩm “Gãi ngứa” năm 1956.

Lựa chọn của ban biên tập