Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Cầu vồng (Kang So-chun)

2022-05-10

ⓒ Getty Images Bank

- Trích đoạn nội dung phát sóng


Chun-sik đã lớn lên ở trại trẻ mồ côi ấy. Cậu bị mất cả bố mẹ lẫn nhà cửa trong chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), rồi đi lang thang khắp các trại trẻ mồ côi, từ đảo Jeju đến thành phố Busan rồi lại quay về Seoul. 


Ban đầu cậu đã ở trại trẻ mồ côi vì không có nơi nương tựa, nhưng cũng có nhiều lần bỏ đi và bị bắt. Những lúc bỏ đi lang thang, Chun-sik từng đi ăn mày, thậm chí là ăn trộm. 


Chun-sik thích trại trẻ mồ côi hiện tại, vì nó khác so với những chỗ trước đây. 


Cậu không xem trọng việc có nhiều đồ ăn ngon hay quần áo đẹp, nhưng đúng là chỗ này điều kiện tốt hơn hẳn những chỗ khác thật.



Chú Hừm tặng cho Chun-sik giấy vẽ loại dày và bút chì để vẽ tranh. Ban đầu chú vẽ những bức tranh phức tạp, nhưng hình như ở cạnh Chun-sik nhiều hay sao mà dạo này tranh của chú đơn giản giống hệt tranh trẻ con vẽ.


“Chú ơi, chú đừng bắt chước tranh của cháu nữa. Chú chỉ cháu cách vẽ đi!”


“Hừm, cháu bảo chú dạy cháu vẽ ấy à? Sao thế được! Hừm, vẽ tranh thì chẳng cần ai chỉ dạy cả, cứ thích thế nào thì vẽ thế ấy thôi. Càng vẽ nhiều thì năng khiếu sẽ càng được tôi luyện.”


흠 아저씨는 도화지와 그림 그리는 굵은 연필을 춘식이에게 선물했다.

처음엔 어려운 그림만 그리던 흠 아저씨가

요즈음은 춘식이의 그림을 닮아 가는지 

무척 쉽고 또 어린애 같은 그림만 그렸다.


”아저씨, 제 그림 흉내만 내지 말고 그림 그리는 법 좀 가르쳐 주세요“


”흠, 내가 네게 그림을 가르쳐 줘?

 어림도 없는 소리지, 흠, 그렇고말고, 

 그림이란 누가 가르쳐 주어서 되는 것이 아니야.

 제멋대로 그려 봐야 해.

 그리는 동안에 자기도 모르게 솜씨가 느는 법이야“



Nhà phê bình văn học Jeon So-yeong

Kang So-chun là một trong những nhà văn có nhiều độc giả trong giới văn học dành cho thiếu nhi Hàn Quốc. Ông đã để lại gần 500 tác phẩm, bao gồm truyện thiếu nhi, thơ và các bài đồng dao. Lý do khiến văn học của Kang So-chun được độc giả trân quý là những câu chuyện ông viết đã chạm đến trái tim của người trẻ tuổi, đặc biệt là sau biến cố bi thảm của dân tộc trong chiến tranh Triều Tiên. 

Trong truyện ngắn “Cầu vồng”, cậu bé Chun-sik luôn bị ám ảnh bởi chiến tranh nên không thể ở lâu tại một trại trẻ mồ côi nhất định. Hình ảnh của Chun-sik gợi liên tưởng tới nhà văn, ông cũng đã bị chiến tranh tước đi cha mẹ và cuộc sống yên bình mà một đứa trẻ cần và xứng đáng có được. Nhân vật “chú Hừm” luôn ở bên cạnh, chia sẻ, bầu bạn với Chun-sik cũng là một hình ảnh trìu mến, yêu thương và muốn an ủi con trẻ của nhà văn.



Một ngày nọ, Chun-sik và chú Hừm quyết định vẽ cây thông. Đó là một cái cây có thân bị uốn cong như sắp ngã, gần lên cao thì thân mới vươn thẳng lại. Chú Hừm thích bức tranh của Chun-sik đến nỗi chẳng thiết tha bức vẽ của chính mình. Hôm đó Chun-sik tập trung cao độ lắm. Chẳng biết có phải vì nghe được nhiều tiếng “hừm, hừm, hừm” của chú Hừm bên cạnh hay không nữa.


Giá mà có một người bố hay một người anh như chú Hừm thì tốt biết bao. Chú Hừm đã ôm mình vào lòng. Mình có cảm giác hệt như được gặp bố mẹ vậy. 


어느 날, 춘식이와 흠 아저씨는 소나무 하나를 그리기로 했다.

그 소나무는 한쪽으로 쓰러질 것 같이 줄기가 뻗다가

위로 갈수록 모양이 잡힌 소나무였다.

흠 아저씨는 춘식이 그림에 더 마음이 쏠려 자신은 별로 그리지 않았다.

이 날 따라 춘식이는 그림에 무척 열중하였다.

그건 옆에서 계속 ‘흠, 흠’ 해 대는 흠 아저씨의 힘인지도 모른다.


흠 아저씨 같은 아버지나 형이 있었으면 얼마나 좋을까?

흠 아저씨는 나를 꼭 껴안아 주셨다.

아버지 어머니를 다시 만난 것 같았다.




Đôi nét về tác giả Kang So-chun 

- Sinh ngày 16/09/1915 tại huyện Gowon, tỉnh Nam Hamgyong (nay thuộc Bắc Triều Tiên), mất ngày 06/05/1963.

- Đăng đàn năm 1939 với truyện thiếu nhi “Hòn đá”.

Lựa chọn của ban biên tập