Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Nhạc phẩm Jeongeupsa trong các dòng âm nhạc

#Âm điệu ngàn xưa l 2022-07-14

Âm điệu ngàn xưa

Nhạc phẩm Jeongeupsa trong các dòng âm nhạc

Khúc hát có niên đại lâu nhất của Hàn Quốc

Jeongeupsa (Tỉnh ấp từ) của vương triều Baekje, ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VII và được biết tới là bài hát được viết bằng tiếng Hàn Quốc có niên đại lâu đời nhất được lưu bút. Theo sử ký của Trung Quốc thì Gongmudohaga (Công vô độ hà ca), có nghĩa là “Chàng chớ sang sông”, của thời đại Gojoseon (cuối thế kỷ II - đầu thế kỷ I trước Công Nguyên) được lưu bút trong sử sách Trung Quốc vào khoảng thế kỷ thứ II là khúc hát lâu đời nhất trên bán đảo Hàn Quốc. Thế mới thấy rằng cho dù đất nước có suy vong thì câu hát của dân tộc vẫn được hát và lưu truyền cả 200 năm. Khúc hát Jeongeupsa (Tỉnh ấp từ) được ghi chép lại sau khi Hàn Quốc có chữ viết Hangeul. Khúc hát được bắt đầu bằng câu:

Ánh trăng ơi! Lên cao, cao hơn nữa!

Trải bóng dài, dài nữa hỡi ánh trăng!


Jeongeupsa diễn tả nỗi niềm lo lắng trông chờ chồng của một người vợ sống gần vùng Jeonju. Đêm khuya, nàng hướng lên ánh trăng chắp tay cầu khấn cho chồng thượng lộ bình an, mạnh khỏe và sớm trở về.


Những bước thăng trầm của nhạc phẩm Jeongeupsa(Tỉnh ấp từ)

Giờ đây, nhờ có ánh điện mà ban đêm cũng sáng rạng chẳng kém ban ngày. Và mọi người chỉ cần một cú điện thoại là có thể liên lạc với nhau, nhưng nếu có ai đó về muộn là cả nhà đã vội lo lắng. Thế mới hiểu xưa kia, ở cái thời điện thì không có, đường rừng lắt léo quanh co, không biết lúc nào gặp thú dữ, tâm trạng ngóng trông đợi chờ sẽ thắt ruột thắt gan đến nhường nào. Jeongeupsa (Tỉnh ấp từ) đã được lưu truyền trong suốt 500 năm từ triều đại Goryeo (thế kỷ X-XIV) tới thời kỳ đầu của triều đại Joseon (thế kỷ XIV-XIX). Sau khi chữ Hàn Hangeul được ra đời, Jeongeupsa được chép lại bằng chữ Hangeul. Nhưng sau thời trung kỳ của triều đại Joseon, ca từ của khúc hát đã bị thất truyền, chỉ còn kế tục được phần âm nhạc và được gọi là Sujecheon (Thọ tế thiên) với ý nghĩa cầu nguyện cho sự trường thọ như đất trời. Truyền rằng, Sujecheon (Thọ tế thiên) là âm nhạc lấy trống Buk làm nhạc cụ chủ đạo, thường được tấu cho các vũ khúc như Mugo, Cheoyongmu hoặc khi thái tử xuất cung. Khi được tấu bằng các nhạc cụ như sáo trúc dọc Piri, sáo trúc ngang lớn Daegeum, đàn nhị Haegeum, đàn tranh Ajaeng, sáo trúc nhỏ Sogeum thì mới đầu tất cả các nhạc cụ đều cùng hòa âm. Khi sáo trúc dọc Piri tạm dừng diễn tấu, các nhạc cụ khác nối âm tựa như trò chuyện cùng nhau. Lối diễn tấu này được gọi là Yeoneum, âm Hán là “liên âm”, khiến bản nhạc trở nên hùng tráng mà vẫn mĩ miều nên được coi là thể loại âm nhạc hàng đầu trong âm nhạc cung đình. 

So với âm nhạc hiện đại thời nay, nhịp điệu của nhạc phẩm Sujecheon khá chậm, người mới nghe lần đầu khó cảm nhận được niềm vui, nỗi buồn hay cảm giác hỷ nộ ái lạc từ nhạc phẩm. Giới học giả Hàn Quốc xưa kia tin rằng âm nhạc có thể làm lòng người yên ổn bình thản, thế nên âm nhạc quá buồn thảm hay quá hứng khởi đều không phải là âm nhạc lý tưởng. Âm nhạc lý tưởng là thể loại âm nhạc có buồn cũng không thảm, có vui cũng không thái quá. Nhạc phẩm Sujecheon (Thọ tế thiên) do ban nhạc beatbox Seoul Pistolz thể hiện dựa trên để cầu nguyện cho sức khoẻ của người dân trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 hoành hành. Khúc ca có đoạn:

Seoul Pistolz đã lên cao

Mọi người đang chờ phải không, ta đã quay lại

Bệnh dịch hoành hành, mọi người đều vất vả

Dòng giống người Hàn tất sẽ vượt qua


  • Khúc hát Jeongeupsa (Tỉnh ấp từ) theo phong cách âm nhạc hiện đại dưới nhan đề “Dalha Nopigom Dodasha” (Ánh trăng ơi! Lên cao, cao hơn nữa) / Eun Hee-jin 
  • Nhạc phẩm cung đình Sujecheon (Thọ tế thiên) / Dàn chính nhạc Trong tâm âm nhạc truyền thống quốc gia Hàn Quốc 
  • Nhạc phẩm Sujecheon (Thọ tế thiên) / Ban nhạc beatbox Seoul Pistolz

Lựa chọn của ban biên tập