Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Bà giáo (Park Hwa-seong)

2022-07-19

ⓒ Getty Images Bank

- Trích đoạn nội dung phát sóng - 

Kim Eung-gyo thực ra là làm chân chạy vặt cho nhà trường, từ quét sân, đóng mở cửa trường học và văn phòng, mua văn phòng phẩm theo lệnh các nhân viên. Khi trường xây ký túc xá mới, anh cho vợ vào làm giúp việc cho học sinh trong đó để kiếm thêm thu nhập cả trong lẫn ngoài. 


Tụi học sinh trong ký túc gọi hai vợ chồng là ông giáo, bà giáo, nhưng ở trường thì mọi người chỉ gọi anh là Eung-gyo.



Ở phòng trong, tiếng kim khâu đang vang lên lạch cạch, lạch cạch.


“Hừm, cả đời chỉ biết làm mỗi việc này thôi.” 


Bà Eun-ae lẩm bẩm một mình rồi đặt chiếc hộp về phía tệp giấy và ngồi duỗi chân ngay phía trước. Trong hộp xếp đầy những tờ giấy đủ màu xanh, vàng, trắng, tím.


Những chiếc áo nhận về nhờ tài may vá của con gái bà được xếp ngay ngắn và gói phẳng phiu trong những lớp giấy đủ màu này. Trước đây, chúng nhận vào thế nào thì cứ để trong tình trạng rách nát, nhàu nhĩ như sắp bị bỏ đi đến nơi. Nhờ bàn tay bà mà mọi thứ mới được sắp xếp gọn gàng như vậy. Bà gom đống giấy này lại rồi đưa cô cháu dâu bán bánh gạo thì cũng thu về được tiền đủ mua thuốc lá.


안방에서는 재봉침 소리가 달달달달 굴러나왔다.


“어이구! 허구한 날 저 짓만 하니...”


은애 할머니는 가만히 중얼거리며 양지쪽으로 상자를 놓고

그 앞에 퍼더버리고 앉았다.

상자는 푸르고 노랗고 희고 그리고 또 보라색 따위의 종이로 가득 채워져 있었다.


딸의 바느질 솜씨 덕을 보려고 들어오는 옷감들은

대개 매끈하고 반들거리는 색색 종이에 싸여져 있었다.

전에는 들어오는 대로가 다 그럭저럭 찢겨지고 구겨지고 그래서 버려지기 마련이었는데 이제는 할머니 손으로 정리되는 것이다.

그것을 모아다 떡장수 하는 조카며느리에게 주면

번번이 담뱃갑이 쥐여지곤 했던 것이다.



Nhà phê bình văn học Jeon So-yeong

 Vào thời điểm đó, những công việc như nấu cơm và may vá kiếm tiền công được xem là những việc phụ nữ phải làm hoặc những việc phụ nữ nghèo phải làm để kiếm sống. Nhà văn Park Hwa-seong đã ở tuổi 60 khi ra mắt truyện ngắn này vào năm 1965. Mặc dù đã có tuổi, nhưng qua tác phẩm này, nhà văn gửi gắm hy vọng về một thế hệ phụ nữ mới thoát ra khỏi khuôn khổ hay chuẩn mực mà xã hội áp đặt và tiên phong cho chính cuộc sống tự lập của mình.



“Bà đã cả đời đi nấu cơm thuê, mẹ mày thì may vá cả đời. Mày cũng muốn may áo quần cả đời hay sao con?” 


 “Thế thì sao hả bà? Đằng nào thì người ta cũng phải làm gì đó cho đến lúc già. Bà và mẹ đều đã phục vụ cho người khác, làm việc chăm chỉ như thế chẳng đáng tự hào hơn là không làm ư? Cháu cũng vậy. Cháu nghiên cứu thiết kế để làm từ nhỏ thành to, từ xấu thành tốt, từ tốt trở thành tốt hơn. Như thế chẳng phải tuyệt sao? À, bà này, để cháu may cho bà một cái áo khoác ngủ nhé?”

 

 “Cái con bé này! Già rồi mà còn mặc đồ âu gì nữa? Đúng là hết việc để làm rồi!” 


 “Ơ, không phải là âu phục, mà là áo ngủ mà bà. Bà mặc sẽ đẹp lắm đấy!” 


Eun-ae tung tăng đi vào phòng trong. Bà giáo dõi theo, nhoẻn miệng cười, cháu bà 23 tuổi như thế là biết nghĩ lắm rồi.


“난 밥 짓다 늙고, 어민 바느질하다 늙었는데,

 너도 옷 짓다 늙을테냐?”


“그럼 어때요?  사람이란 일생을 뭘 하면서 늙어가는 게 아녜요?

 할머니나 엄마나 다 남을 위해 봉사를 했으니 안한거보다 얼마나 장해요?

 저도 그렇죠.

 디자인을 연구해서 작은 걸루도 크게, 나쁜 걸루도 좋게,

 좋은 걸루는 더욱 훌륭하게 만들면 오죽 좋아요?

 참, 할머니! 지가 할머니 나이트 가운 한 벌 지어드릴게, 응?”


“에라 미친 것! 다 늙은 게 양복을 입어? 고게 별소릴 다 하네”


“호호, 양복이 아니라 자리옷 말예요.  그걸 입으심 아주 멋질 거야”


은애는 팔딱팔딱 뛰어서 안방으로 건너갔다.

스물 세 살에 저만치 철이 들면 괜찮겠다 싶어서

샌님 마님은 합죽한 입을 헤벌리며 웃었다.




Đôi nét về tác giả Park Hwa-seong 

- Sinh ngày 16/4/1904 tại thành phố Mokpo, tỉnh Nam Jeolla, mất ngày 30/1/1988.

- Đăng đàn với tác phẩm “Đêm trước Tết Trung thu” năm 1925.

Lựa chọn của ban biên tập