Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Cách nhìn nhận về tình yêu của người Hàn Quốc xưa được bộc bạch trong âm nhạc

#Âm điệu ngàn xưa l 2023-04-27

Âm điệu ngàn xưa

Cách nhìn nhận về tình yêu của người Hàn Quốc xưa được bộc bạch trong âm nhạc

Cách bộc bạch về tình yêu của văn sĩ Im Je sống trong thời Joseon

Văn sĩ Im Je, hiệu Baekho (Bạch Hồ) sống ở thời trung kỳ của triều đại Joseon (thế kỷ XIV-XIX) nổi tiếng là người văn hay chữ tốt, lãng mạn và phóng khoáng. Sống trong thời đại mà sĩ diện của giới quý tộc còn được coi trọng hơn mạng sống, thế nhưng trong lần trên đường tới tỉnh Pyongan (nay thuộc Bắc Triều Tiên) để nhậm chức, văn sĩ Im Je đã ghé thăm một kỹ nữ Hwang Jin-yi, ông rưới lên mộ nàng chén rượu và làm áng thơ than cho thân phận một kiếp hồng nhan. Nhưng rồi chuyện này tới tai triều đình và văn sĩ Im Je đã bị phế truất khi còn chưa kịp về đến phủ. Có lần văn sĩ Im Je còn tặng một kỹ nữ trẻ cây quạt giấy và một áng thơ, rằng: 


Chớ thấy lạ khi được tặng quạt giấy giữa tiết đông

Nàng còn trẻ nên không biết bệnh tương tư,

Giữa đêm khuya trong tâm can bốc hỏa

Nực còn hơn cái nắng nóng ngày hè tháng 6


Sau này, khi gặp kỹ nữ Hanwu (Hàn Vũ), văn sĩ Im Je đã lấy tên nàng gồm chữ “han”, âm Hán là “hàn”, nghĩa là “lạnh”, chữ “wu”, âm Hán là “vũ”, tức “mưa”, ngâm thành một áng thơ, rằng:


Trời phương Bắc trong xanh, ta lên đường không áo tơi mũ mão

Lên núi gặp tuyết, qua ruộng lại gặp mưa

Ướt mưa lạnh cóng, đêm nay lại ngủ co ro thôi


Tình yêu và lựa chọn tình yêu trong âm nhạc truyền thống Hàn Quốc


Thi nhân Bạch Lạc Thiên sống dưới thời nhà Đường của Trung Quốc đã sáng tác một áng thơ về tình yêu của Đường Huyền Tông và ái nữ Dương Quý Phi, rằng: 


Tại thiên nguyện tác bỉ dực điểu

Tại địa nguyện vi liên lý chi


Nghĩa là “Nếu sinh ra trên trời nguyện làm chim liền cánh, còn dưới đất nguyện làm cây liền cành.”


Xưa kia người Hàn Quốc cũng thường nói câu Biikyeolli (Bỉ dực liên lý) để chỉ tình yêu đôi lứa. Ở đây, Biikyeolli là tên gọi kết hợp giữa “Biikjo” (Bỉ dực điểu/Chim liền cánh) là loài chim trong truyền thuyết mà con đực và con cái chỉ có một bên cánh đối ngược nhau, nếu không sánh đôi thì sẽ không thể bay được; và “Yeolliji” (Liên lý chi/Cây liền cành) là hai cây khác gốc nhưng cành lại quấn quyện với nhau thành 1 cây như nghĩa vợ tình chồng. Đôi khi cũng chỉ tình nghĩa giữa cha mẹ và con cái hiếu thuận. 


Nhạc phẩm “Sarangeul Chanchan” trong dòng chính nhạc dành cho giọng nữ Yeochanggagok diễn tả tâm trạng của một người đang yêu. Không phải tình yêu lúc nào cũng cháy bỏng và da diết. Có những lúc nó dường như nặng nề và vượt quá sức chịu đựng của chúng ta. Vậy thì lúc này chúng ta nên lựa chọn cách buông bỏ để được tự do thanh thản hay theo đuổi ngọn lửa bùng cháy ấy rồi có thể sẽ chết lụi. Nhân vật chính trong nhạc phẩm “Sarangeul Chanchan” đã quyết định cho mình một lựa chọn, rằng:


Nặng trĩu nặng, ôi tình yêu đeo đặng

Khó khăn nhọc nhằn vượt núi cao

Người không biết thì khuyên hãy buông bỏ

Thà chết vì yêu chứ quyết không buông bỏ tình này


* Ca khúc “Bukcheoni Makdakeoneul” (Trời phương Bắc trong xanh) / nhóm nhạc Brown Eyed Soul 

* Nhạc phẩm “Bỉ dực liên lý” / Ccotbyel (đàn nhị Haegeum)

* Nhạc phẩm “Sarangeul Chanchan” dành cho giọng nữ Yeochanggagok / Kim Yeong-gi (hát), Lee Jae-hwa (đàn tranh 6 dây Geomungo)

Lựa chọn của ban biên tập