Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Khoa học

Ba nữ khoa học gia Hàn Quốc tham gia quan trắc vật chất Mặt trời cùng NASA

Write: 2021-12-27 16:25:11Update: 2021-12-27 19:58:19

Photo : YONHAP News

Tàu thăm dò Mặt trăng không người lái của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) sau ba năm phóng đã tới vị trí là tầng thượng khí quyển của Mặt trời. Đây là điểm bắt đầu của gió Mặt trời, thổi vật chất Mặt trời bay ra khắp hệ Mặt trời với vận tốc vô cùng lớn là 500 km/giây. 

Trong các phân tử Mặt trời, có cả chất phóng xạ nguy hiểm với cơ thể con người. Trước khi triển khai "Chương trình Artemis" đưa con người lên Mặt trăng, NASA đã ủy thác cho Viện nghiên cứu thiên văn Hàn Quốc quan trắc phân tử Mặt trời trên bề mặt Mặt trăng. Thiết bị quan trắc do Hàn Quốc phát triển có tên là "Lusem" sẽ tiến hành quan trắc phân tử Mặt trời trên bề mặt Mặt trăng vào năm 2024.

Bà Sim Chae-kyeong, nhà nghiên cứu cấp cao phụ trách dự án này thuộc Viện nghiên cứu thiên văn Hàn Quốc, giải thích trên bề mặt Mặt trăng vẫn còn rất nhiều phân tử bay tới từ vũ trụ do trên Mặt trăng không có không khí và không có từ trường.

Ngoài ra, từ nửa đầu năm sau, Viện nghiên cứu thiên văn Hàn Quốc sẽ đo đạc lượng phân tử Mặt trời thông qua cụm 4 vệ tinh siêu nhỏ bay trên quỹ đạo cách Trái đất 500 km, chia sẻ thông tin thời tiết vũ trụ với NASA.

Đặc biệt, có hai nhà khoa học nữ Hàn Quốc đóng vai trò quan trọng trong quá trình thiết kế, sản xuất vệ tinh siêu nhỏ trọng lượng 8 kg, phát triển thuật toán điều khiển từ xa.

Trưởng Nhóm Môi trường Mặt trời và vũ trụ thuộc Viện nghiên cứu thiên văn Hàn Quốc Kwak Young-sil cho biết các nhà nghiên cứu sẽ quan sát về sự thay đổi quy mô lượng phân tử Mặt trời theo thời gian, và sự thay đổi thể plasma không gian. Đây là lần đầu tiên trên thế giới một cụm vệ tinh siêu nhỏ thực hiện quan trắc tương tự.
 
Tầm nhìn của các nữ khoa học gia đang hướng ra ngoài vũ trụ. Nhà nghiên cứu Hwang Jung-ah thuộc Viện nghiên cứu thiên văn Hàn Quốc nhấn mạnh con người phải mơ ước về việc thám hiểm vũ trụ, không chỉ dừng lại ở Mặt trăng hay sao Hỏa. Để làm được điều đó, phải vận hành nhóm thiết kế sứ mệnh khoa học cũng như cả trạm điều khiển mặt đất.

Hiện tại, các nhà khoa học vũ trụ nữ tại Hàn Quốc mới chỉ dừng ở con số 30 người, nhưng nhiệt huyết nghiên cứu của họ đang góp phần đẩy sớm thời đại thám hiểm vũ trụ của nhân loại.

Lựa chọn của ban biên tập