Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Chính trị

"Sáng kiến Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ-Thái Bình Dương không bài trừ Trung Quốc"

Write: 2022-05-19 11:38:53Update: 2022-05-19 18:57:00

Photo : YONHAP News

Phó Chánh Văn phòng an ninh quốc gia thuộc Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc Kim Tae-ho trong buổi họp báo thường kỳ ngày 18/5 phát biểu sáng kiến "Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ-Thái Bình Dương" (IPEF) do Mỹ khởi xướng mà Hàn Quốc đã xác nhận sẽ tham gia, không hề bài trừ Trung Quốc. 

Câu trả lời trên được ông Kim Tae-ho đưa ra khi phóng viên nêu ra ý kiến lo ngại rằng việc Hàn Quốc tham gia vào IPEF, "chiến tuyến" chống Trung Quốc, sẽ không mang lại lợi ích cho quốc gia.

Ông Kim Tae-ho nhấn mạnh IPEF là một sáng kiến về việc xây dựng cơ chế hợp tác kinh tế, thương mại mới, đặt trọng tâm vào các vấn đề thuơng mại mới, nên cơ chế này không bài trừ Trung Quốc.

Không chỉ dừng lại ở các vấn đề về thị trường dịch vụ và thúc đẩy đầu tư, IPEF sẽ thảo luận với Trung Quốc về việc mở cửa thị trường để đảm bảo chuỗi cung ứng các mặt hàng nhạy cảm được diễn ra một cách thuận lợi. Do vậy, không thể coi IPEF là "sự tách rời tương quan" (decoupling) thù địch trong chuỗi cung ứng giữa các cường quốc.

Trước đó, Ủy viên Quốc vụ viện kiêm Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trong cuộc điện đàm qua video với Ngoại trưởng Hàn Quốc Park Jin ngày 16/5 đã bày tỏ phản đối "khuynh hướng tách rời tương quan" tiêu cực gần đây, nhấn mạnh phải duy trì ổn định chuỗi cung ứng công nghiệp toàn cầu.

Phát biểu lần này của Phó Chánh Văn phòng an ninh quốc gia Hàn Quốc được phân tích là nhằm nhấn mạnh rằng IPEF là một cơ chế hợp tác mở, không bài trừ một quốc gia nào, ngăn chặn sớm "mầm mống" mâu thuẫn thương mại, ngoại giao mới trong quan hệ Hàn-Trung.

Ông Kim cho biết Hàn Quốc đã chọn ra 199 mặt hàng dân sự và đang giám sát liên tục tình hình chuỗi cung ứng các mặt hàng này, trong đó có nhiều mặt hàng đang được giao dịch với Trung Quốc. Dù giữa hai nước hiện đang có Hiệp định thương mại tự do (FTA), nhưng Seoul và Bắc Kinh đang thảo luận về một hiệp định tiếp theo, nhằm xây dựng tính minh bạch, lòng tin về chuỗi cung ứng tư nhân, ngành công nghiệp dịch vụ và việc làm. Trong quá trình thảo luận, Seoul sẽ nỗ lực để tách rời vấn đề kinh tế với an ninh, tôn trọng lẫn nhau, mở rộng lợi ích đôi bên.

Lựa chọn của ban biên tập