Theo dòng thời sự

Bán đảo Hàn Quốc từ A-Z

Tiêu điểm thời sự

Gói luật an ninh của Nhật Bản có hiệu lực và những ảnh hưởng tới khu vực Đông Bắc Á

Tin nổi bật trong tuần2016-04-03
Gói luật an ninh của Nhật Bản có hiệu lực và những ảnh hưởng tới khu vực Đông Bắc Á

Gói luật an ninh của Nhật Bản có nội dung cho phép Tokyo thực thi quyền tự vệ tập thể và mở rộng phạm vi hoạt động của lực lượng phòng vệ Nhật Bản ở nước ngoài, đã chính thức có hiệu lực từ lúc 0 giờ ngày 29/3. Như vậy là chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe đã tiến gần hơn tới việc trở thành một “quốc gia chuẩn tắc”, có thể gây chiến, gây lo ngại cho các nước láng giềng.

Gói luật an ninh có hiệu lực
Gói luật an ninh mới cho phép Nhật Bản điều quân tham chiến ở nước ngoài với các điều kiện sau : Một là Nhật Bản bị tấn công, hoặc đồng minh thân cận của Nhật bị tấn công và mối đe dọa tấn công này ảnh hưởng sống còn đến an ninh của Nhật cũng như cuộc sống của người dân.
Hai là tình hình diễn biến buộc Tokyo phải điều quân trợ giúp các đồng minh khi không còn các biện pháp thích hợp nào khác để đẩy lùi những đợt tấn công nhằm bảo vệ sự tồn vong của đất nước và an toàn của người dân. Ba là việc điều quân ra nước ngoài được hạn chế ở mức tối thiểu khi cần thiết.
Nói một cách ngắn gọn là các luật trên giúp Tokyo mở rộng tương đối phạm vi sử dụng vũ lực của nước này.

Ý nghĩa
Điều 9 Hiến pháp Hòa bình Nhật Bản quy định Tokyo phải từ bỏ chiến tranh như một phương tiện giải quyết tranh chấp quốc tế và phủ nhận quyền giao chiến của nước này, đưa ra nguyên tắc “chuyên phòng thủ”, tức chỉ được phòng thủ khi bị nước khác tấn công. Vậy nhưng chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe đã lấy khái niệm về quyền tự vệ tập thể để mở rộng khái niệm phòng thủ nói trên. Nội các nước này đã cho phân tích lại điều 9 của Hiến pháp, mở rộng phạm vi tấn công vũ trang của lực lượng phòng vệ thay vì cho sửa đổi Hiến pháp bởi điều này là không hề dễ dàng. Như vậy là nguyên tắc “chuyên phòng thủ” của Hiến pháp Nhật Bản đã đứng trước một ngã rẽ mới. Chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe đã vượt qua được bước ngoặt quan trọng nhất, đó là đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia chuẩn tắc, có thể gây chiến tranh và tái vũ trang.

Bối cảnh và triển vọng
Những động thái trên của chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe có được sự hậu thuẫn từ chiến lược toàn cầu của Mỹ, yêu cầu Nhật Bản tăng cường vai trò của mình trong khu vực. Hiện tại vùng biển phía Nam Trung Quốc (mà Việt Nam gọi là biển Đông) đang diễn ra tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ giữa các nước Trung Quốc, Philippines và Việt Nam. Mỹ muốn kìm hãm ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực này. Thêm vào đó, do vấn đề hạt nhân và tên lửa Bắc Triều Tiên, khu vực Đông Bắc Á đang bị bao trùm trong một bầu không khí chiến tranh lạnh mới, đối lập giữa hai phía, một bên là Nga và Trung Quốc và một bên là Hàn-Mỹ-Nhật. Trong tình hình này, Washington đang yêu cầu Tokyo phải đóng vai trò tích cực hơn, buộc Nhật Bản đẩy nhanh quá trình trở thành một quốc gia chuẩn tắc.

Chính phủ Hàn Quốc bày tỏ lập trường thận trọng về vấn đề này. Về nguyên tắc, Seoul cũng giống như Bắc Kinh đều phản đối việc Tokyo tái vũ trang. Tuy nhiên, phần lớn ý kiến lại cho rằng quyền tự vệ tập thể lại có ít nhiều ích lợi trên phương diện hợp tác chung ba bên Hàn-Trung-Nhật trong đối phó với uy hiếp từ Bắc Triều Tiên.

Điều đáng lo ngại nhất là khả năng Nhật Bản sẽ điều động lực lượng phòng vệ nước này tới bán đảo Hàn Quốc trong tình huống nguy cấp. Chính phủ Hàn Quốc liên tục khẳng định lập trường rằng Tokyo phải được sự cho phép và đề nghị từ phía Seoul thì mới được đem quân tới bán đảo Hàn Quốc. Cả Mỹ và Nhật Bản đều bày tỏ chấp thuận lập trường này của Hàn Quốc.

Tin mới nhất