Theo dòng thời sự

Bán đảo Hàn Quốc từ A-Z

Tiêu điểm thời sự

Hàn Quốc và Mỹ ký kết Kế hoạch đối phó chung với hành động khiêu chiến cục bộ của Bắc Triều Tiên

Tin nổi bật trong tuần2013-03-31
Hàn Quốc và Mỹ ký kết Kế hoạch đối phó chung với hành động khiêu chiến cục bộ của Bắc Triều Tiên

Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc Jeong Seung-jo và Tư lệnh liên quân Hàn-Mỹ James Thurman đã ký kết Kế hoạch đối phó chung với hành động khiêu chiến cục bộ của Bắc Triều Tiên vào ngày 22/3 và kế hoạch này ngay lập tức có hiệu lực.

Kế hoạch đối phó chung Hàn-Mỹ với hành động khiêu chiến cục bộ có hiệu lực
Kế hoạch đối phó chung Hàn-Mỹ với hành động khiêu chiến cục bộ bao gồm cả quy trình thảo luận nhằm đối phó chung khi Bình Nhưỡng có những hành động khiêu khích và phương án đối phó mạnh mẽ. Được biết, trong kế hoạch này, hai bên đã nêu rõ phương án cụ thể để có thể ứng phó với tất cả các hình thức khiêu chiến dự kiến của miền Bắc. Nói cách khác, nếu miền Bắc khiêu chiến cục bộ tại đường ranh giới quân sự, đường ranh giới liên Triều trên biển và khu phi quân sự thì lực lượng quân đội Hàn Quốc sẽ chủ động đối phó với tình hình và Mỹ sẽ hỗ trợ. Trình tự để tiếp nhận hỗ trợ từ quân đội Mỹ sẽ được quyết định sau cuộc thảo luận của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân và đơn vị tác chiến của quân đội Mỹ tại Hàn Quốc. Trên thực tế, điều này được hiểu là quân đội Mỹ được phép chủ động tham gia đối phó khi Bắc Triều Tiên có những hành động khiêu khích. Lực lượng của quân đội Mỹ hỗ trợ tác chiến cho quân đội Hàn Quốc sẽ bao gồm cả không quân và pháo binh đóng tại Hàn Quốc, các nhóm quân Mỹ đóng tại Nhật Bản và Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ.

Ý nghĩa
Kế hoạch lần này hàm chứa ba ý nghĩa lớn. Thứ nhất, nó phản ánh được khái niệm tác chiến của quân đội Hàn Quốc như tấn công vào điểm khởi phát khiêu khích tùy theo tình hình khiêu chiến của Bình Nhưỡng và tấn công cả lực lượng hỗ trợ cũng như lực lượng chỉ huy. Hàn Quốc và Mỹ bắt đầu thiết lập Kế hoạch đối phó chung với các hành động khiêu chiến cục bộ kể từ vụ Bắc Triều Tiên nã pháo vào đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc vào ngày 23/11/2010. Ban đầu, liên quan đến khái nhiệm tác chiến nhằm đối phó cả lực lượng hỗ trợ và lực lượng chỉ huy, Mỹ đã lo ngại sẽ làm nảy sinh tình trạng leo thang chiến tranh. Tuy nhiên, Washington đã tỏ ra cương quyết hơn khi tình hình bất ổn về an ninh ngày càng gia tăng sau vụ phóng tên lửa tầm xa và thử nghiệm hạt nhân lần ba của Bắc Triều Tiên. Thứ hai là Hàn Quốc và Mỹ sẽ dùng toàn lực liên quân để đối phó ngay cả với những hành động khiêu chiến cục bộ của miền Bắc. Điều này có nghĩa Mỹ có thể sẽ tấn công vào lãnh hải và lãnh thổ của Bắc Triều Tiên tùy theo hoàn cảnh tác chiến và tình hình khiêu chiến của Bình Nhưỡng. Trước đây, hai bên đã từng đưa ra kế hoạch tác chiến liên quân Hàn-Mỹ nhằm đối phó với một cuộc chiến toàn diện, nhưng đối với hành động khiêu chiến cục bộ thì cho tới lúc này mới chỉ có kế hoạch đối phó của quân đội Hàn Quốc. Tuy nhiên, với việc thực hiện kế hoạch đối phó chung lần này, Hàn Quốc có thể đối phó với hành động khiêu chiến cục bộ của miền Bắc với toàn lực liên quân Hàn-Mỹ, hay nói đúng hơn là toàn lực quân đội Mỹ tại nước ngoài. Thứ ba là cơ chế quân đội Hàn Quốc chủ động tấn công và Mỹ sẽ hỗ trợ. Trước đây, cơ chế hợp tác giữa Hàn Quốc và Mỹ là trong trường hợp Bình Nhưỡng khiêu chiến cục bộ, quân đội Hàn Quốc sẽ đối phó trước và việc tham gia hỗ trợ của quân đội Mỹ cần phải có sự thảo luận với phía Hàn Quốc. Tuy nhiên, với kế hoạch đối phó chung lần này, quân đội Mỹ có thể chính thức hỗ trợ Hàn Quốc nếu nhận được yêu cầu của Hàn Quốc. Nói một cách khác, chủ thể phán đoán có cần hỗ trợ hay không đã chuyển từ phía Mỹ sang phía Hàn Quốc. Bên cạnh đó, kế hoạch đối phó chung còn mang một ý nghĩa lớn khác. Đó là việc đưa ra hàng chục loại hình khiêu chiến cục bộ chính của Bắc Triều Tiên và phát triển kế hoạch đối phó tùy theo từng loại hình khiêu chiến một cách chi tiết. Các loại hình khiêu chiến chính của miền Bắc bao gồm xâm nhập đường ranh giới liên Triều trên biển thông qua hình thức huy động các chiến hạm, nã pháo vào các đảo phía Tây Bắc Hàn Quốc, xâm nhập không trung ở độ cao thấp, xung đột cục bộ tại khu vực đường ranh giới quân sự và tấn công tàu chiến bằng tàu ngầm.

Tin mới nhất