Chiến tranh Triều Tiên(1950-1953) và toàn cảnh quan hệ liên Triều 70 năm sau chiến tranh

4 giờ sáng Chủ nhật 25/6/1950, BắcTriều Tiên đã phát động một cuộc tấn công bất ngờ vào Hàn Quốc, châm ngòi cho chiến tranh Triều Tiên- cuộc xung đột huynh đệ tương tàn bi thảm. 70 năm đã trôi qua kể từ đó, những tiếng súng tàn khốc và tiếng khóc ai oán đã dừng lại từ lâu, nhưng nỗi đau chia cắt vẫn còn. Dù Hàn Quốc và Bắc Triều Tiênđôi khi vẫn có bất hòa và đụng độ, nhưng cả hai miềnchưa bao giờ từ bỏ hy vọng về một bán đảo Hàn Quốc hòa bình, thống nhất. Hãy cùng nhìn lại con đường hai miền Nam-Bắc đã đi qua trong suốt 7 thập kỷ vừa rồi.

VIEW MORE
scroll down

Theo dòng thời sự

Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ nâng quy mô và phạm vi tập trận với các đồng minh ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương Tin tức Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ nâng quy mô và phạm vi tập trận với các đồng minh ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin ngày 23/3 (giờ địa phương) đã trình diện tại phiên điều trần của Tiểu ban quốc phòng thuộc Ủy ban phân bổ ngân sách Hạ viện Mỹ, cho biết Washington đang đầu tư để duy trì tư thế chiến đấu vững mạnh hơn nữa ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, cũng như nâng quy mô và phạm vi tập trận với các đối tác trong khu vực này. Theo Bộ trưởng Austin, ngân sách của Bộ Quốc phòng Mỹ năm sau sẽ là "ngân sách chiến lược" được xúc tiến trước tình hình cạnh tranh chiến lược hết sức nghiệm trọng đối với Trung Quốc. Dự thảo ngân sách năm tới sẽ bao gồm cả ngân sách cho Sáng kiến răn đe Thái Bình Dương (PDI) đã được nâng thêm 40% so với trước đó. Quy mô ngân sách là 9,1 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay, nhằm phòng vệ và duy trì tư thế chiến đấu mạnh mẽ hơn nữa ở Hawaii và đảo Guam, cũng như cung cấp tài chính để gia tăng hợp tác với các nước đồng minh và đối tác. Bên cạnh đó, người đứng đầu Lầu Năm góc của Mỹ cũng nhắc đến cam kết tăng chi phí phòng vệ cho Nhật Bản, đảm bảo thêm quyền sử dụng căn cứ quân sự tại Philippines. Trong mấy tháng qua, các đối tác của Mỹ ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương đã đạt được những bước tiến quan trọng. Liên quan tới cuộc chiến tranh xâm chiếm Ukraine của Nga, Bộ trưởng Austin đã tái khẳng định lập trường của Washington là sẽ tiếp tục hỗ trợ phòng thủ cần thiết cho Ukraine. Ngoài ra, Mỹ cũng sẽ duy trì cảnh giác đối với các mối đe dọa liên tục khác đến từ Bắc Triều Tiên, Iran, hay các tổ chức khủng bố toàn cầu. Ngân sách quốc phòng của Mỹ trong năm tới cũng được dùng để hiện đại hóa ba trụ cột vũ khí hạt nhân, gồm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) và máy bay ném bom chiến lược. 2023-03-24
Seoul đặt mua khẩn cấp 100 máy bay mini không người lái Tin tức Seoul đặt mua khẩn cấp 100 máy bay mini không người lái Viện nghiên cứu khoa học quốc phòng Hàn Quốc (ADD) ngày 24/3 cho biết đã đặt hàng "khẩn cấp" dự án sản xuất 100 máy bay mini không người lái giá rẻ vào đầu tháng 3 vừa qua. Hệ thống máy bay mini không người lái cỡ nhỏ mà ADD đặt hàng bao gồm vật thể bay, bệ phóng, thiết bị kiểm soát trên mặt đất và thiết bị hỗ trợ vận hành. Thân máy bay rộng dưới 3m, dài dưới 2m, trọng lượng cất cánh là dưới 17 kg. Thân máy bay bao gồm mặt trước và sau, cánh chính và cánh phụ đuôi thẳng đứng và cụm dù. Trên thân có gắn thùng nhiên liệu, động cơ, cụm dù, bộ thiết bị điện tử hàng không, thiết bị nhiệm vụ (camera). Qua đó có thể thấy máy bay mini không người lái mà ADD đặt mua lần này có thông số thấp tương tự như máy bay mini không người lái của miền Bắc được phát hiện đã xâm phạm không phận Hàn Quốc vào cuối năm ngoái. Thời gian sản xuất, kiểm chứng, thử nghiệm và bàn giao là cho tới cuối tháng 7 năm nay. Tổng ngân sách của dự án là 3,2 tỷ won (248.370 USD).  Đây là dự án phát triển máy bay mini không người lái tầm xa có giá thành thấp để thực hiện nhiệm vụ trinh sát, trong đó máy bay được trang bị camera và thiết bị lưu trữ, có thể tiến sâu vào vùng hậu phương của địch để chụp ảnh rồi quay về. 2023-03-24
Liên hợp quốc có kế hoạch đưa nhân lực đến miền Bắc thường trú để cải thiện tình hình nhân quyền Tin tức Liên hợp quốc có kế hoạch đưa nhân lực đến miền Bắc thường trú để cải thiện tình hình nhân quyền Báo cáo viên đặc biệt về nhân quyền Bắc Triều Tiên tại Liên hợp quốc Elizabeth Salmon ngày 22/3 đã có cuộc gặp với báo chí tại văn phòng Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sĩ) và chia sẻ về kế hoạch cải thiện tình hình nhân quyền tại miền Bắc. Theo báo cáo viên Salmon, người dân nước này ngày càng gặp nhiều khó khăn sau khi đóng cửa biên giới vào tháng 1/2020 với lý do ngăn chặn làn sóng lây nhiễm COVID-19. Thông qua đó, Chính phủ đã có thể tăng cường kiểm soát người dân và ưu tiên việc phát triển vũ khí. Theo đó, bà Salmon nhấn mạnh phương án đưa nhân viên thường trú Liên hợp quốc trở lại Bắc Triều Tiên đang là mối ưu tiên hàng đầu. Trước đó, các nhân lực phụ trách của các tổ chức thuộc Liên hợp quốc như Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), đã đến ở tại Bắc Triều Tiên và thực hiện các dự án viện trợ nhân đạo và hợp tác. Tuy nhiên, toàn bộ đoàn nhân lực đã rút khỏi hoặc không được phép trở lại nước này do Chính phủ phong tỏa biên giới vì dịch COVID-19. Điều này cũng có nghĩa là hiện nay không có "tai mắt" nào trực tiếp theo dõi tình hình xã hội miền Bắc.  Có nhận định cho rằng Bình Nhưỡng sẽ khó tiếp tục lấy cái cớ là ngăn chặn làn sóng lây nhiễm dịch bệnh để từ chối cho Liên hợp quốc vào thường trú, do nước giáp ranh Trung Quốc cũng đã dần nới lỏng biện pháp phòng dịch. Theo đó, báo cáo viên Salmon đã trình bày các phương pháp giải quyết vấn đề nhân quyền tại Bắc Triều Tiên như truy cứu trách nhiệm của cơ quan đầu não miền Bắc sau khi điều tra làm sáng tỏ thực hư về các hành vi xâm phạm nhân quyền có tổ chức, và nỗ lực tạo điều kiện cho cộng đồng quốc tế cùng tích cực cải thiện tình hình nhân quyền tại nước này. Vào ngày 17/3, Báo cáo viên Salmon cũng đã báo cáo tình hình nhân quyền tại miền Bắc, hối thúc truy tố những người chịu trách nhiệm vấn đề nhân quyền của nước này lên Tòa án Hình sự quốc tế (ICC). Qua đó, bà đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của cộng đồng quốc tế không những trong an ninh mà còn trong việc viện trợ nhân đạo, kế hoạch phát triển kinh tế, vấn đề nhân quyền. Ngoài ra, việc Bắc Triều Tiên đã tự ký tên vào thỏa thuận nhân quyền quốc tế và liên tục tham gia vào Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc cũng cho thấy nước này có thái độ cởi mở đối với các nền tảng nhân quyền quốc tế. Do đó, bà Salmon sẽ tận dụng yếu tố này để đối thoại với Bình Nhưỡng. Theo báo cáo viên, một số yêu cầu cơ bản mà Liên hợp quốc có thể đưa ra cho miền Bắc là cấp phép cho nhân viên phụ trách ghé thăm nước này với số lần cố định, cho phép các hoạt động đoàn tụ gia đình ly tán thường kỳ hàng năm, cho phép kiểm tra tình hình thực hiện khuyến cáo của Liên hợp quốc. Bà Salmon còn có kế hoạch sẽ tập trung vào vấn đề nhân quyền phụ nữ đã đưa ra trong báo cáo nhân quyền gần đây, xem xét cụ thể về vai trò của người phụ nữ trong việc thay đổi xã hội miền Bắc. 2023-03-24
Bắc Triều Tiên công bố đã thử nghiệm hệ thống vũ khí hạt nhân tấn công dưới nước kiểu mới Tin tức Bắc Triều Tiên công bố đã thử nghiệm hệ thống vũ khí hạt nhân tấn công dưới nước kiểu mới Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 24/3 đưa tin cho biết Ủy ban quân sự trung ương đảng Lao động đã tiến hành thử nghiệm hệ thống vũ khí tấn công dưới nước kiểu mới từ ngày 21-23/3. Theo KCNA, tàu tấn công hạt nhân dưới nước không người lái tham gia tập trận tại vùng biển huyện Riwon (tỉnh Nam Hamgyong) vào ngày 21/3, đã chìm trong 59 giờ 12 phút ở độ sâu 80-150m theo hình elip và hình số 8 được thiết lập trên vùng biển phía Đông, rồi di chuyển đến mục tiêu giả định là cảng của địch trên vùng biển vịnh Hongwon (tỉnh Nam Hamgyong) vào chiều ngày 23/3, và bộ phận chiến đấu thử nghiệm đã phát nổ dưới nước. Kết quả thử nghiệm cho thấy tất cả các thông số kỹ thuật chiến thuật và chỉ số kỹ thuật điều hướng của tàu đều chính xác, kiểm chứng được độ tin cậy và tính an toàn, tăng cường hoàn hảo năng lực tấn công mang tính chí mạng. Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên gọi hệ thống vũ khí tấn công dưới nước kiểu mới là "vũ khí bí mật". Hệ thống này được đặt tên là "Tàu tấn công hạt nhân dưới nước không người lái Haeil (Sóng thần)" tại Đại hội đảng Lao động lần thứ 8. Sau Đại hội đảng, tàu đã trải qua 50 lần thử nghiệm trong suốt hai năm qua để đạt đên bước thử nghiệm cuối cùng. KCNA cho biết sứ mệnh của vũ khí chiến lược hạt nhân dưới nước là hoạt động bí mật tại khu vực tác chiến, phá hủy và tiêu diệt các cảng tác chiến chính của kẻ địch bằng cách tạo ra một "cơn sóng thần phóng xạ" siêu mạnh bằng các vụ nổ thực hiện dưới nước. Tàu tấn công hạt nhân dưới nước không người lái của nước này cũng có thể được đưa vào tác chiến ở bất kỳ bờ biển, bến cảng hay tàu nổi nào.  Bên cạnh đó, KCNA cũng cho biết nước này đã tiến hành tập trận phóng tên lửa vào ngày 22/3, để các đơn vị tên lửa hành trình chiến lược làm quen với quy trình và công đoạn thực hiện nhiệm vụ tấn công hạt nhân chiến thuật.  Trên tên lửa hành trình chiến lược được trang bị bộ phận chiến đấu thử nghiệm, mô phỏng đơn vị chiến đấu hạt nhân. Hai tên lửa Hwasal-1 và hai tên lửa Hwasal-2 đã bay xa 1.500 km và 1.800 km tới mục tiêu được thiết lập trên vùng biển phía Đông theo quỹ đạo hình ellip và hình số 8, trong vòng 7.557-7.567 giây đến 9.118-9.129 giây. Mỗi tên lửa được cho phát nổ trên không ở độ cao thiết lập là 600m, qua đó một lần nữa kiểm chứng được độ tin cậy hoạt động của các thiết bị điều khiển kích nổ hạt nhân và kíp nổ. KCNA cho biết Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Kim Jong-un đã tới thị sát buổi thử nghiệm, nhấn mạnh đến sự cần thiết phải hành động tấn công để các thế lực thù địch nhận thức được năng lực hạt nhân của miền Bắc.  Một quan chức Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc ngày 24/3 cho biết quân đội Hàn-Mỹ vẫn đang tiếp tục theo dõi xu hướng phát triển vũ khí của Bắc Triều Tiên, và đang để ngỏ nhiều khả năng về hệ thống vũ khí tấn công dưới nước kiểu mới mà nước này vừa công bố.   2023-03-24
Making Peace Together Making Peace Together Hội nghị thượng đỉnh liên Triều 2018 lần thứ ba tại Bình Nhưỡng Thời gian: Thứ Ba 18/9/2018 - Thứ Năm 20/9/2018 Địa điểm: Bình Nhưỡng(Bắc Triều Tiên) Kết quả: Tuyên bố chung liên Triều Bình Nhưỡng tháng 9 VIEW MORE
Những diễn biến và sự kiện lớn trên bán đảo Hàn Quốc Những diễn biến và sự kiện lớn trên bán đảo Hàn Quốc VIEW MORE