Chiến tranh Triều Tiên(1950-1953) và toàn cảnh quan hệ liên Triều 70 năm sau chiến tranh

4 giờ sáng Chủ nhật 25/6/1950, BắcTriều Tiên đã phát động một cuộc tấn công bất ngờ vào Hàn Quốc, châm ngòi cho chiến tranh Triều Tiên- cuộc xung đột huynh đệ tương tàn bi thảm. 70 năm đã trôi qua kể từ đó, những tiếng súng tàn khốc và tiếng khóc ai oán đã dừng lại từ lâu, nhưng nỗi đau chia cắt vẫn còn. Dù Hàn Quốc và Bắc Triều Tiênđôi khi vẫn có bất hòa và đụng độ, nhưng cả hai miềnchưa bao giờ từ bỏ hy vọng về một bán đảo Hàn Quốc hòa bình, thống nhất. Hãy cùng nhìn lại con đường hai miền Nam-Bắc đã đi qua trong suốt 7 thập kỷ vừa rồi.

VIEW MORE
scroll down

Theo dòng thời sự

Bắc Triều Tiên chôn mìn ở tuyến đường bộ liên Triều nằm trong DMZ Tin tức Bắc Triều Tiên chôn mìn ở tuyến đường bộ liên Triều nằm trong DMZ Quân đội Hàn Quốc cho biết vào cuối tháng 3 vừa qua, Bắc Triều Tiên đã chôn mìn tại cung đường bộ chiến thuật nằm trong Khu phi quân sự liên Triều (DMZ), gần đồi Hwasalmori (Đầu mũi tên) ở huyện Cheorwon (tỉnh Gangwon, Hàn Quốc). Tuyến đường bộ này được xây dựng để hai miền Nam-Bắc tiến hành khai quật hài cốt của các binh lính tử trận trong chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), căn cứ theo Thỏa thuận hợp tác quân sự liên Triều 19/9 được ký bên lề Hội nghị thượng đỉnh liên Triều diễn ra hồi tháng 9 năm 2018. Thậm chí vào thời điểm xây dựng tuyến đường bộ này, nhiều hình ảnh được chụp lại còn cho thấy cảnh binh lính của hai miền đã gặp gỡ và bắt tay nhau giữa đường ranh giới quân sự (MDL). Tuy nhiên, sau đó phía miền Bắc lại không chấp thuận việc khai quật chung hài cốt ở khu vực này. Vào tháng 1 vừa qua, Seoul còn phát hiện Bình Nhưỡng đã chôn mìn tại hai tuyến đường bộ nối hai miền Nam-Bắc là tuyến Gyeongui (mở cửa năm 2004) và tuyến đường bộ Donghae (khai thông năm 2005). Trong tháng này, miền Bắc cũng đã tháo dỡ hàng chục đèn đường trên tuyến Gyeongui và Donghae. Người phát ngôn Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc Lee Sung-jun trong buổi họp báo thường kỳ của Bộ Quốc phòng ngày 29/4 cho biết trên thực tế, Bắc Triều Tiên cuối năm ngoái đã tuyên bố hủy bỏ toàn diện Thỏa thuận quân sự liên Triều 19/9, và khôi phục các hoạt động quân sự. Đáp lại, quân đội Hàn Quốc đang thực hiện các biện pháp cần thiết, nhưng ông Lee không tiết lộ cụ thể biện pháp nào. Trong bài phát biểu vào tháng 1 năm nay, Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Bắc Triều Tiên Kim Jong-un chỉ thị phải từng bước thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp để phân cắt mọi điều kiện kết nối hai miền Nam-Bắc ở khu vực biên giới, bao gồm cả việc cắt đứt hoàn toàn đến mức không thể khôi phục lại đoạn đường phía miền Bắc của tuyến đường bộ Gyeongui, từng là một biểu tượng cho giao lưu hợp tác liên Triều. 2024-04-29
Chủ tịch Bắc Triều Tiên thị sát vụ bắn thử nghiệm đánh giá đạn pháo phản lực kiểu mới Tin tức Chủ tịch Bắc Triều Tiên thị sát vụ bắn thử nghiệm đánh giá đạn pháo phản lực kiểu mới Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 26/4 đưa tin cho biết Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Kim Jong-un một ngày trước đã thị sát vụ bắn thử nghiệm kiểm tra đạn pháo phản lực cỡ nòng 240 mm do Xí nghiệp công nghiệp quốc phòng thuộc Ủy ban Kinh tế thứ hai sản xuất.  KCNA cho biết thông qua thử nghiệm, các chỉ số về đặc tính bay, độ bắn chính xác và độ tâp trung của đạn pháo phản lực đã được đánh giá đạt yêu cầu. Nhà lãnh đạo Kim nhận xét hệ thống vũ khí pháo phản lực cỡ nòng 240 mm ứng dụng công nghệ mới sẽ mang đến sự thay đổi chiến lược trong việc tăng cường năng lực pháo binh của quân đội. Ông Kim nhấn mạnh Xí nghiệp công nghiệp quốc phòng sẽ thực hiện kế hoạch sản xuất quân nhu trong năm nay một cách chất lượng. Pháo phản lực cỡ nòng 240 mm được xem là hệ thống vũ khí nhắm vào khu vực thủ đô của Hàn Quốc, thường được nhắc đến mỗi khi miền Bắc đe dọa sẽ nhấn chìm Seoul trong biển lửa.  Vào tháng 2 vừa qua, Bình Nhưỡng tuyên bố Viện Khoa học quốc phòng nước này đã phát triển đạn pháo phản lực cỡ nòng 240 mm kiểu mới, có tính năng dẫn đường. Vụ bắn thử nghiệm cùng ngày cho thấy miền Bắc đang đẩy nhanh tốc độ triển khai thực chiến vũ khí này. 2024-04-26
EU dự kiến đề xuất trừng phạt tàu miền Bắc chở trang thiết bị quân sự cho Nga Tin tức EU dự kiến đề xuất trừng phạt tàu miền Bắc chở trang thiết bị quân sự cho Nga Hãng tin Reuters (Anh) ngày 24/4 (giờ địa phương) dẫn lời một số nguồn tin từ Liên minh châu Âu (EU) cho biết Ủy ban Châu Âu (EC) dự kiến sẽ đề xuất cấm vận với tàu thuyền Bắc Triều Tiên chở trang thiết bị quân sự cho Nga.  EC đang hoàn tất gói dự thảo cấm vận với Nga lần thứ 14 nhằm đối phó với cuộc tấn công xâm lược Ukraine của Matxcơva. Phương Tây chỉ trích Bắc Triều Tiên thời gian qua đã và đang cung cấp vũ khí cho Nga, trong đó có tên lửa đạn đạo và đạn dược. Cùng với đó, Ủy ban châu Âu dự kiến sẽ cấm vận với tàu chở dầu thuộc "hạm đội bóng tối" (shadow fleet) vi phạm mức trần về giá dầu thô của Nga. Vào tháng 12/2022, Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7), EU và Australia đã thiết lập mức trần với giá dầu thô của Nga, không cho phép giao dịch dầu thô của Nga trên mức trần này, để ngăn chặn Matxcơva xuất khẩu dầu thô, huy động tiền phục vụ cuộc chiến xâm lược Ukraine. "Hạm đội bóng tối" là đội tàu bao gồm các tàu thương mại không thuộc các quốc gia trong G7 và EU, chủ yếu giao dịch với Nga, nước đang bị cấm vận, thay vì với các công ty lọc dầu lớn trên thế giới. Hạm đội này bị chỉ ra là đang làm suy yếu cơ chế giá trần của G7 và EU. Reuters dẫn một tài liệu cho biết EU dự kiến sẽ đưa thêm 40 doanh nghiệp vào danh sách cấm vận. 2024-04-25
Bắc Triều Tiên tự tin có đủ năng lực đối phó với cấm vận Tin tức Bắc Triều Tiên tự tin có đủ năng lực đối phó với cấm vận Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 25/4 đăng tải tuyên bố của ông Kim Un-chol, Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách các vấn đề Mỹ, khẳng định miền Bắc sẽ bảo vệ vững chắc chủ quyền và lợi ích an toàn trước sức ép cấm vận và sự uy hiếp thù địch ngày càng tăng từ Mỹ.  Tuyên bố nhắc tới việc Ban chuyên gia thuộc Ủy ban cấm vận Bắc Triều Tiên, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã tồn tại trái phép hơn suốt 10 năm qua để giám sát thực thi cấm vận với Bình Nhưỡng sắp sửa hết thời hạn hoạt động, khiến Washington đang vội vã tìm một phương án khác để lấp lỗ hổng trong việc gây áp lực trừng phạt. Điều mà Mỹ lo sợ nhất đó là miền Bắc sẽ nắm bắt cơ hội mới cần thiết để đẩy cao sức mạnh hơn nữa nếu như một ban trừng phạt mới được lập ra. Tuyên bố nhấn mạnh Bắc Triều Tiên có đủ năng lực và sức mạnh để đối phó với bất cứ lệnh cấm vận tàn khốc nào. Nước này cảnh báo sẽ có những hành động thực tế quyết liệt, để tăng cường công nghệ quân sự, và nâng cao năng lực kiểm soát tình hình an ninh xung quanh. Thứ trưởng Kim chỉ ra rằng chính sách thù địch và sức ép cấm vận của Mỹ đã khiến Bắc Triều Tiên quyết đoán trong việc vũ trang hạt nhân. Các lệnh trừng phạt tàn khốc, vô đạo của Washington chính là chất xúc tác, là động lực để Bình Nhưỡng từng bước tăng cường sức mạnh quốc gia.   Về tuyên bố trên, một quan chức Bộ Thống nhất Hàn Quốc đánh giá đây là phản ứng cho thấy sự bất mãn và lo lắng của Bắc Triều Tiên trong bối cảnh cộng đồng quốc tế đang thảo luận về việc ra mắt một cơ chế giám sát cấm vận mới với nước này. Đây là bằng chứng cho thấy sự cần thiết và hiệu quả của các lệnh trừng phạt. Quan chức này nhấn mạnh các lệnh cấm vận của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thể hiện quyết tâm, sự đồng thuận của cộng đồng quốc tế với các hành vi trái phép như phát triển hạt nhân và tên lửa, hay xâm hại nhân quyền của miền Bắc. 2024-04-25
Making Peace Together Making Peace Together Hội nghị thượng đỉnh liên Triều 2018 lần thứ ba tại Bình Nhưỡng Thời gian: Thứ Ba 18/9/2018 - Thứ Năm 20/9/2018 Địa điểm: Bình Nhưỡng(Bắc Triều Tiên) Kết quả: Tuyên bố chung liên Triều Bình Nhưỡng tháng 9 VIEW MORE
Những diễn biến và sự kiện lớn trên bán đảo Hàn Quốc Những diễn biến và sự kiện lớn trên bán đảo Hàn Quốc VIEW MORE