Theo dòng thời sự

Bán đảo Hàn Quốc từ A-Z

Tiêu điểm thời sự

Những khiêu khích và thái độ của Bắc Triều Tiên

Tin nổi bật trong tuần2014-04-06
Những khiêu khích và thái độ của Bắc Triều Tiên

Hôm 31/3, lực lượng hải quân Hàn Quốc ở căn cứ đảo Baengnyeong đã bắn trả khoảng 300 phát pháo tự hành K-9 sang vùng biển của Bắc Triều Tiên ở phía bên kia đường ranh giới liên Triều trên biển Tây (NLL) khi khoảng 100 quả đạn pháo do miền Bắc bắn ra trong tập trận bắn đạn thật đã rơi vào vùng biển của miền Nam ở phía bên này đường ranh giới. Trước đó, Bình Nhưỡng thậm chí đã có tuyên bố đe doạ thử nghiệm hạt nhân dưới hình thức mới.

Tình hình đảo Baengnyeong
Bắc Triều Tiên hôm 31/3 đã tập trận bắn đạn thật trên vùng biển phía Bắc đường ranh giới liên Triều trên biển Tây (NLL). Bảy khu vực mà nước này chọn để tập trận kéo dài từ mũi đá Jangsan đến đảo Daesuap, chỉ cách đường ranh giới liên Triều trên biển Tây (NLL) khoảng 1 km. Trong suốt cuộc tập trận, Bình Nhưỡng đã bắn khoảng 500 quả đạn pháo và khoảng 100 quả trong đó đã rơi vào vùng biển của Hàn Quốc. Quân đội Hàn Quốc đáp trả ngay bằng 300 phát đạn pháo sử dụng pháo tự hành K-9. Dường như không phải vô tình mà 100 phát đạn pháo này đã rơi vào vùng biển của Hàn Quốc. Nhiều ý kiến cho rằng đây là hành động có chủ đích mang tính khiêu khích của Bình Nhưỡng khi tất cả số đạn pháo này chỉ rơi vào đúng một vị trí phía Đông Bắc đảo Baengnyeong của Hàn Quốc. Như vậy, bắt đầu từ ngày 21/2 với việc bắn bốn tên lửa đạn đạo KN-09 bằng bệ phóng pháo phản lực nhiều nòng thế hệ mới cỡ lớn 300 mm, tính đến ngày 31/3 vừa qua, tức chỉ trong 39 ngày, miền Bắc đã bắn tổng cộng 590 phát đủ loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn, pháo phản lực đa nòng, tên lửa tầm trung. Điều đáng chú ý ở đây là cách phản ứng của quân đội Hàn Quốc. Lực lượng hải quân Hàn Quốc đã bắn trả gấp ba lần những gì “nhận được” từ miền Bắc. Kể từ sau khi Bắc Triều Tiên nã pháo vào đảo Yeonpyeong vào tháng 11 năm 2010, Hàn Quốc đã xây dựng phương châm trả đũa là "nhanh chóng, chính xác, đầy đủ" và phương châm này đã được quân đội áp dụng lần đầu để trả đũa lại 100 quả đạn pháo cố tình nhằm vào vùng biển của miền Nam ngày cuối tháng 3. Cũng từ sau vụ đảo Yeonpyeong, Seoul đã khước từ quy tắc giao chiến của Bộ Tư lệnh quân đội Liên hợp quốc là đánh trả quân địch ở mức tương tự và với vũ khí tương tự. Thay vào đó, dựa vào quyền tự vệ trong khuôn khổ luật pháp quốc tế, Hàn Quốc đã thiết lập nguyên tắc đánh trả thế lực khiêu khích và những lực lượng trợ giúp thế lực đó trong trường hợp bị tấn công có tổn thất. Quân đội Hàn Quốc thậm chí đã chuẩn bị sẵn sàng máy bay chiến đấu chủ lực của không quân là F-15Kvà KF-16 trang bị tên lửa không đối đ.

Thử nghiệm hạt nhân dưới hình thức mới
Hôm 30/3, chính quyền Bình Nhưỡng đã có lời đe dọa về thử nghiệm hạt nhân dưới hình thức mới như một phản ứng lại thông cáo của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc lên án việc nước này phóng tên lửa đạn đạo. Hình thức mới trong thử nghiệm hạt nhân nhiều khả năng sẽ là thử nghiệm bom phân hạch, phiên bản cấp dưới của bom nhiệt hạch. Trước khi Bình Nhưỡng thử nghiệm hạt nhân lần thứ ba vào tháng 2 năm 2013, nhiều ý kiến cho rằng nước này sẽ thử nghiệm bom phân hạch nhưng sức công phá khi đó không đạt được đến mức của loại bom này. Một số ý kiến đề ra khả năng trong lần thử nghiệm thứ tư, Bắc Triều Tiên có thể sẽ phóng tên lửa đạn đạo gắn đầu đạn hạt nhân trước, sau đó kích nổ dưới biển. Nếu vậy, nước này có thể sử dụng tên lửa đạn đạo Scud hoặc tên lửa tầm trung Rodong mang đầu đạn hạt nhân để chứng tỏ cho thế giới biết mình đã thành công trong việc thu gọn vũ khí hạt nhân. Ngoài ra, cũng có phân tích cho rằng miền Bắc có thể cùng lúc sử dụng plutonium và uranium để chứng minh khả năng về công nghệ hạt nhân. Các phân tích trước kia cho rằng trong hai lần đầu thử nghiệm hạt nhân vào các năm 2006 và 2009, Bắc Triều Tiên đã sử dụng chất plutonium, còn trong lần thử nghiệm thứ ba vào tháng 2 năm 2013, nước này đã sử dụng uranium làm giàu với nồng độ cao, có sức công phá hơn hẳn hai lần đầu. Khả năng thử nghiệm hạt nhân của Bắc Triều Tiên lần này có thể chỉ là đe dọa suông, nhưng Hàn Quốc cũng như cộng đồng quốc tế cùng chia sẻ nhận định rằng miền Bắc đã chuẩn bị sẵn sàng để có thể tiến hành thử nghiệm bất cứ lúc nào. Do đó, khả năng Bình Nhưỡng thử nghiệm hạt nhân lần thứ tư không hẳn là quá xa vời.

Tin mới nhất