Theo dòng thời sự

Bán đảo Hàn Quốc từ A-Z

Tiêu điểm thời sự

Quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân

Tin nổi bật trong tuần2012-06-03
Quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân

Bắc Triều Tiên tự công nhận là nước sở hữu hạt nhân
Mới đây, Bắc Triều Tiên ghi rõ mình là quốc gia sở hữu hạt nhân trong lời mở đầu của Hiến pháp sửa đổi. Trong Hiến pháp sửa đổi mới nhất của nước này có bổ sung thêm 3 câu vào lời mở đầu để nhấn mạnh thành quả sự nghiệp của cố Chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Jong-il, người đã đột ngột qua đời vào tháng 12 năm 2011. Lời mở đầu của Hiến pháp ghi rằng cố Chủ tịch Kim đã xây dựng Bắc Triều Tiên trở thành một cường quốc có tư tưởng chính trị bất diệt, một cường quốc quân sự bất khuất và một quốc gia sở hữu hạt nhân. Nội dung này chưa từng xuất hiện trong lần sửa đổi Hiến pháp trước vào ngày 9 tháng 4 năm 2010. Tính đến năm 2010, Bắc Triều Tiên đã 5 lần sửa đổi và bổ sung Hiến pháp kể từ sau khi ban hành vào ngày 8 tháng 9 năm 1948. Sau đó, Hiến pháp sửa đổi 1 lần nữa được thông qua tại Hội nghị của nhân dân tối cao. Hiến pháp sửa đổi đã sử dụng những ngôn từ mỹ miều như “mặt trời của dân tộc” hay “lão thành của chính trị thế giới” để thần thánh hóa cố Chủ tịch Kim Nhật Thành và con trai của ông Kim Jong-il. Bên cạnh đó, tên Hiến pháp trước đó là “Hiến pháp Kim Nhật Thành” cũng đã được đổi tên thành “Hiến pháp Kim Nhật Thành và Kim Jong-il”.

Phản ứng của Mỹ
Liên quan đến việc Bắc Triều Tiên tự công nhận là nước sở hữu hạt nhân trong Hiến pháp, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner cho biết, Mỹ vẫn giữ vững lập trường tuyệt đối không coi Bắc Triều Tiên là nước sở hữu hạt nhân. Ông Toner khẳng định, theo Tuyên bố hạt nhân chung ngày 19 tháng 9 năm 2005, Bắc Triều Tiên đã cam kết sẽ từ bỏ toàn bộ vũ khí hạt nhân, sớm thực hiện Hiệp ước không phổ biến hạt nhân và chấp nhận sự trở lại của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). Vì vậy, Washington kêu gọi Bình Nhưỡng thực hiện cam kết của mình. Hay nói một cách khác, Mỹ không chấp nhận Bắc Triều Tiên là quốc gia sở hữu hạt nhân, đồng thời một lần nữa yêu cầu nước này từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Nước sở hữu hạt nhân
Nước sở hữu hạt nhân được chia thành 2 loại. Loại thứ nhất là nước sở hữu hạt nhân chính thức gồm 5 quốc gia được công nhận sở hữu vũ khí hạt nhân mà Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân là các trường hợp chấp nhận ngoại lệ là Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh và Pháp. Loại thứ 2 là những nước “tuyên bố” có hạt nhân trong đó có Ấn Độ, Pakistan, Israel. Các quốc gia này được coi là sở hữu hạt nhân không chính thức. Có nghĩa, đây là những nước sở hữu hạt nhân nhưng không được công nhận.

Ý đồ của Bắc Triều Tiên
Mục đích Bắc Triều Tiên tự nhận mình là nước sở hữu hạt nhân trong Hiến pháp mới là muốn đạt được đồng thời 2 hiệu quả về cả đối nội và đối ngoại. Bình Nhưỡng chính thức công khai việc sở hữu hạt nhân vào thời điểm chính quyền con trai thứ 3 của cố Chủ tịch Kim Jong-il là Kim Jong-un lên nắm quyền với mong muốn được cộng đồng quốc tế công nhận điều này. Nói cách khác, vấn đề hạt nhân đã được sử dụng tích cực như một “lá bài” ngoại giao. Việc nhấn mạnh sở hữu hạt nhân là thành quả của cố Chủ tịch Kim Jong-il cũng mang ý nghĩa rằng miền Bắc sẽ tiếp tục tăng cường năng lực hạt nhân dựa vào lời “di huấn” của cố Chủ tịch Kim Jong-il. Có ý kiến phân tích cho rằng đây là lời cảnh báo rằng thể chế Kim Jong-un sẽ duy trì con đường đối ngoại cứng rắn theo phương châm Songun nghĩa là “chính trị ưu tiên quân sự” hoặc “quân đội là trên hết” trong tương lai. Về mặt đối nội, điều này cũng góp phần củng cố cho Chính phủ người thừa kế Kim Jong-un. Sửa đổi Hiến pháp thực chất là nhằm hỗ trợ và tăng thêm sức mạnh cho thể chế lãnh đạo mới thông qua việc chính thức công khai là nước sở hữu hạt nhân.

Tin mới nhất