Theo dòng thời sự

Bán đảo Hàn Quốc từ A-Z

Tiêu điểm thời sự

Viện trợ lương thực cho Bắc Triều Tiên

Tin nổi bật trong tuần2011-07-17
Viện trợ lương thực cho Bắc Triều Tiên

Gần đây, Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra quyết định viện trợ lương thực cho Bắc Triều Tiên, trong khi Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản lại không tán đồng với việc này. Lượng lương thực viện trợ lần 1 của châu Âu sẽ được chuyển đến Bắc Triều Tiên vào giữa tháng 8 và được chia thành nhiều lần sau đó.

Viện trợ lương thực cho Bắc Triều Tiên
Cộng đồng quốc tế đã tiếp tục các hoạt động viện trợ lương thực cho Bắc Triều Tiên do nước này đang phải hứng chịu nạn đói trầm trọng, đặc biệt đối với các tầng lớp yếu thế. Chương trình Lương thực thế giới (WFP) đã thành lập văn phòng tại Bắc Triều Triêu để giám sát tình hình lương thực của miền Bắc và việc phân phối lương thực được viện trợ. Tuy nhiên, việc tiến hành thử nghiệm hạt nhân của Bình Nhưỡng đã “dội một gáo nước lạnh” vào hoạt động viện trợ lương thực của cộng đồng quốc tế. Bên cạnh đó, sự trì trệ của nền kinh tế do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới bắt nguồn từ sự phá sản của ngân hàng Lehman Brothers, Mỹ đã khiến cho số tiền viện trợ lương thực của các nước dành cho Bắc Triều Tiên giảm đi đáng kể. Mặt khác, mục đích sử dụng lương thực viện trợ của Bình Nhưỡng cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Nói một cách khác, đồ viện trợ không được chuyển đến tay của tầng lớp yếu thế mà lại được dùng vào mục đích quân sự. Kết quả là cộng động quốc tế viện trợ quân lương cho Bắc Triều Tiên, trong khi Bình Nhưỡng lại sử dụng số tiền tiết kiệm từ quân lương để phát triển vũ khí hạt nhân và mua các đồ xa xỉ phục vụ cho cuộc sống xa hoa của tầng lớp lãnh đạo. Do đó, cộng đồng quốc tế đã yêu cầu giám sát việc viện trợ lương thực một cách chặt chẽ hơn.

Động thái gần đây
Gần đây, Bắc Triều Tiên đã tích cực kêu gọi viện trợ lương thực từ cộng đồng quốc tế thông qua các văn phòng ngoại giao ở nước ngoài. Điều này cho thấy, tình hình lương thực của Bình Nhưỡng đang gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng cũng có một số phân tích cho rằng, tình hình chưa nghiêm trọng đến mức cần phải viện trợ lương thực khẩn cấp. Đây cũng chính là lý do có nhiều ý kiến trái chiều về việc viện trợ trong cộng đồng quốc tế. Có thể nói, trong khi cộng đồng quốc tế đang rất thận trọng thì quyết định viện trợ lương thực cho Bắc Triều Tiên của EU được cho là rất đặc biệt. Châu Âu đã ngừng mọi hoạt động viện trợ sau khi toàn bộ nhân viên Văn phòng ở Bình Nhưỡng của Cơ quan viện trợ nhân đạo thuộc Hội đồng EU rút ra khỏi nước này. Bên cạnh đó, Mỹ cũng do dự trong việc nối lại viện trợ lương thực cho Bắc Triều Tiên. Hai bên đã bất đồng quan điểm trong việc ngăn ngừa miền Bắc sử dụng lương thực viện trợ vào mục đích quân sự cùng việc giám sát phân phối và điều này dẫn đến sự gián đoạn viện trợ từ năm 2008. Chuyến thăm miền Bắc của đặc phái viên Mỹ Robert King vào tháng 5 và chuyến thăm của nhóm đánh giá lương thực vào tháng 6 năm nay cho thấy dấu hiệu nối lại viện trợ lương thực của Washington. Tuy nhiên, một số tin tức gần đây cho rằng, Chính phủ Mỹ dường như đã chấm dứt mọi động thái viện trợ lương thực. Bên cạnh đó, chính phủ Hàn Quốc cũng chưa nhất trí viện trợ lương thực cho Bình Nhưỡng. Cuối tháng 3 vừa qua, Chính phủ cho phép các tổ chức dân sự nối lại viện trợ nhân đạo dành cho trẻ nhỏ, nhưng gạo và bột mì vẫn chưa được chấp thuận viện trợ. Seoul cho rằng, tình hình hiện nay của Bình Nhưỡng “không quá nghiêm trọng”. Mặt khác, cũng có một số phân tích rằng, việc viện trợ lương thực của EU đã khơi lên một “ngọn lửa khẩn cấp”, nhưng trái lại nó có thể làm trì hoãn các hoạt động viện trợ của các quốc gia khác như Mỹ.

Tin mới nhất