Cưỡng ép lao động khổ sai

Trong Thế chiến II, Nhật Bản đã bắt ép nhiều người Joseon (tức người Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên) lao động khổ sai để đảm bảo nguồn nhân lực. Tổng cộng, Nhật Bản đã cưỡng chế gần tám triệu người Joseon thông qua Lệnh điều chỉnh nhân công và Liên minh tổng động viên năm 1941, thành lập Đội lao động bảo vệ đất nước năm 1942 và Lệnh trưng dụng nhân dân năm 1944. Những người này bị bóc lột sức lao động trong điều kiện làm việc khắc nghiệt tại các xưởng quân nhu, công trường xây dựng, các mỏ khai thác than, khoáng sản.
Tuy nhiên, vào tháng 7 năm 2015, tại hội nghị Ủy ban di sản thế giới UNESCO, Tokyo đăng ký quần thể 23 di tích Cách mạng công nghiệp Minh Trị của Nhật Bản vào danh sách di sản thế giới, trong đó có một số cơ sở từng có người trên bán đảo Hàn Quốc bị cưỡng bức làm việc. Song việc Nhật Bản phủ nhận cưỡng chế lao động người Hàn đã khiến cả dư luận thế giới và Hàn Quốc phải lên tiếng phê phán.

Các lao động bị cưỡng ép trên đảo Hashima (được gọi là Gunkajima, tức đảo quân hạm do địa hình trông giống như một chiếc tàu chiến)

Mỏ than mà người Joseon từng bị cưỡng ép lao động

Công xưởng quân nhu Mitsubishi, Nagoya

Những người lao động Joseon không nhận được một đồng lương nào mặc dù phải làm việc khổ sai trong môi trường hết sức khắc nghiệt.

Báo cáo hàng tháng do người quản lý lao động của doanh nghiệp Nhật Bản lúc bấy giờ soạn thảo

Thông qua báo cáo trên, có thể thấy số lượng lớn lao động bị cưỡng ép đã bỏ trốn để thoát khỏi điều kiện làm việc khắc nghiệt khi đó.

Số lượng lao động bị cưỡng ép: 1.963 người
Bỏ trốn: 1.125 người
Thiệt mạng: 9 người

Bảng hiện trạng cưỡng ép lao động tại tỉnh Fukuoka do cảnh sát khu vực này soạn thảo,

Mỏ than Aso
Tổng động viên: 7.996 người, bỏ trốn: 4.919 người

Mitsubishi
Tổng động viên: 3.127 người, bỏ trốn: 1.641 người

Khu vực Fukuoka
Tổng động viên: 113.061 người, bỏ trốn: 58.471 người

Nguồn: Chương trình [New History Special] Đảo Gunkanjima - Xứ sở địa ngục