Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Cẩn thận cửa kính (Lee Eun-seon)

2023-07-04

ⓒ Getty Images Bank
- Trích đoạn nội dung phát sóng -

Xe buýt đến. Một người gác cửa trong bộ vest đuôi tôm cúi đầu chào khách.

Những công nhân lau kính treo lơ lửng trên các tầng cao của tòa nhà nhờ những sợi dây ròng rọc. Xác chim nằm ngổn ngang vì chưa kịp dọn. Ngay trước khi mọi người chuẩn bị ra khỏi xe, những người dọn dẹp và người gác cửa đã dùng tay không nhặt đi những con chim bị vỡ đầu và thân thì dập nát.

Một cái gì đó bắt đầu di chuyển bên dưới mặt hồ. Mặt nước gợn sóng và tán xạ ánh sáng Mặt trời.


 Các vị khách du lịch cũng đồn nhau rằng có một con quái vật người ướt sũng, rời khỏi hồ và lang thang khắp các ngọn núi hàng đêm. Ban đầu, con thủy quái thử trồi lên khỏi nước để chứng minh tin đồn đó. Nhưng chẳng mấy chốc nó đã mất hứng thú. Tuy nhiên, cuộc sống ở hồ không đến nỗi nhàm chán. Đó là vì vẫn có những người lao công thỉnh thoảng trèo lên trèo xuống ròng rọc và hỏi thăm nó. 

Những người lau chùi giống như là một phần của những tấm cửa kính. Họ nhắm mắt làm ngơ trước mọi sự xảy ra phía trong khách sạn, và cho rằng việc duy nhất trên đời của mình là tẩy rửa những vết bẩn bên ngoài tấm kính. Thỉnh thoảng, khi những công nhân này ngắm hình ảnh bản thân bên ngoài cửa kính, nhưng khách bên trong cũng phản ứng khó chịu. Lúc đó, họ chỉ cần kéo ròng rọc leo lên trên là xong.

관광객들 사이에서는 깊은 밤마다 온몸이 물에 젖은 괴물이
호수를 이탈하여 산 곳곳을 드나든다는 말도 돌아다녔다.
처음에는 그것을 증명하기 위해 슬쩍슬쩍 물 바깥으로 나가보았다.
그 역시도 오래지 않아 흥미를 잃었다.
그렇다고 해서 호수의 생활이 모두 심드렁한 것만은 아니었다.
청소부들이 시시때때로 도르래를 타고 오르내리며 괴물에게 안부를 물어왔기 때문이었다.

청소부들은 유리창의 일부나 다름없었다.
그들은 유리 안쪽의 일에 눈을 감고, 
바깥쪽의 얼룩을 지우는 일만이 세상의 전부라고 여겼다.
간혹 유리창에 비친 제 모습을 바라보다가 투숙객의 항의를 받기도 했지만
도르래 줄을 타고 올라가버리면 그만이었다.
 

Nhà phê bình văn học Jeon So-yeong
Những người đến thăm khách sạn hoàn toàn tập trung vào việc thực hiện mong muốn của riêng mình rồi ra đi. Giữa lúc họ đang bộn bề suy nghĩ riêng tư, ở một nơi nào đó, những con chim đập vào kính chết lả tả, những người lao công bị xa lánh, con quái vật bị lãng quên trong hồ. Nếu con người sống ích kỷ mà không quan tâm đến người khác và thế giới, nó sẽ mang lại cảm giác thoải mái và dễ chịu nhất thời. Nhưng bạn thờ ơ với người khác thì cũng có nghĩa là người khác cũng có thể thờ ơ với bạn. Sự hiện diện của bạn trong xã hội này có thể bị xóa bỏ bất cứ lúc nào. Cuộc sống như vậy liệu có bình an, yên ổn không, có cần nhìn lại người mình đã xa lánh hay không? Truyện ngắn đã đặt cho chúng ta câu hỏi này thông qua một khung cảnh vừa thú vị nhưng cũng đầy đáng sợ.


Chiếc xe buýt gầm gừ đi lùi và đâm sầm vào cửa trước của khách sạn. Biển hiệu khách sạn treo phía trên cửa rơi xuống. Người gác cửa cùng hướng dẫn viên há hốc mồm, lần lượt nhìn về phía chiếc xe buýt và tấm biển.

Khi đoàn khách du lịch rời đi, những người lau chùi lại leo ròng rọc bay lên không trung. Con quái vật nhô ra khỏi hồ và vươn mình thật dài. Một đàn chim bay đến va vào những tấm cửa kính. Cửa chính của khách sạn đến bây giờ mới bắt đầu xuất hiện một vết nứt nhỏ.

Vết nứt dần lan đến cánh cửa có ghi chữ “Cẩn thận cửa kính” được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau. Vết nứt cũng lan đến cả phía có biển hiệu của khách sạn. Người lao công và người gác cửa đang mải dọn xác chim, tuy đã cố gắng dán cửa lại nhưng vô ích. 

Một chiếc xe buýt mới chở đầy khách đang đến gần. Tốc độ của xe buýt đến khách sạn còn nhanh hơn cả tiếng kính vỡ. Những lao công lau kính bay vọt lên phía trên tòa nhà. Con quái vật bơi trong hồ thở một hơi dài. Những vết nứt đang lan điên cuồng về phía hồ nước.

버스가 요란한 소리를 내며 후진으로 올라오다 호텔 현관문을 꽝 박았다.
문 위에 매달린 호텔의 현판이 툭 떨어졌다.
도어맨과 가이드가 입을 딱 벌리고 버스와 현판을 번갈아가며 쳐다보았다.

관광객들이 떠나자 다시 도르래를 탄 사람들이 허공에 떴다.
호수 안으로 들어가 있던 괴물이 기지개를 켰다.
새떼가 날아와 유리창에 부딪혔다.
호텔의 현관에 뒤늦게 실금이 생기기 시작했다.

조용히 문을 가른 금이 ‘유리주의’라고 쓰인 여러 나라의 말들을 뒤덮었다.
금은 호텔 현판이 있던 쪽으로도 다가갔다.
새를 줍던 청소부와 도어맨이 뒤늦게 문을 붙들어 보았지만 소용없었다.

새로운 투숙객들을 실은 버스가 올라왔다.
유리에 금이 가는 것보다 버스가 호텔로 올라오는 속도가 더 빨랐다.
허공의 청소부들이 건물 위로 솟구쳤다.
호수를 유영하던 괴물이 긴 숨을 내뿜었다.
금이 유리 호수 쪽으로 맹렬하게 번져갔다.



Đôi nét về tác giả Lee Eun-seon 
- Sinh năm 1983 tại huyện Boyeong, tỉnh Nam Chungcheong.
- Đăng đàn với tác phẩm “Chú voi đỏ” năm 2010.

Lựa chọn của ban biên tập