Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Kongjwi Maria (Lee Kyung-ja)

2023-08-08

ⓒ Getty Images Bank
- Trích đoạn nội dung phát sóng -
 
Khi còn ở nhà máy, Geum-soon được đặt cho biệt danh là Kongjwi. Mỗi lần về thăm nhà dịp lễ Tết, người ông với mái tóc bạc trắng đã gọi cô đầy ấm ấp “Kongjwi về đấy hả con?”.

Ba người anh trai của cô đều chăm chỉ học lên cao, và luôn nhìn cô em gái với vẻ mặt dửng dưng, cho dù cô quần quật thu vén cho gia đình và dành hết tiền lương mấy năm liền cho các anh. 

Đến ngày lĩnh lương, có khi mẹ Geum-soon đến trước cửa nhà máy dệt để lấy phong bì lương, thậm chí khi chưa đến ngày lĩnh lương thì những người anh mặc đồng phục học sinh cũng lần lượt đến giơ tay đòi tiền. Tuy phải mượn trước mượn sau, nhưng Geum-soon luôn tươi cười tiễn các anh. Người ngoài không hiểu được niềm vui ấy. Không ai cảm nhận được niềm hạnh phúc râm ran cay cay nơi sống mũi khi các anh tự nguyện nói: “Sau này thành công thì nhất định sẽ làm cho em gái hạnh phúc”.  


Trong khi đang lắng nghe giọng nói khàn khàn và run rẩy của bà bạn già, Maria lại nghĩ đến những người anh trai của mình, người chồng đầu tiên của bà, người mà bà đã chung sống chưa đầy 100 ngày, nhớ đến việc bà đã nhờ gửi cô con gái Kyung-ah để ra ngoài lúc nửa đêm, nhớ đến những lúc hai người cãi vã và chửi nhau bằng hai thứ tiếng vì không thể hiểu nhau.

Dù đã làm giấy tờ nhập cư mời gia đình, mỗi khi cảm thấy mệt mỏi với cuộc sống mới thì anh thứ hai và thứ ba của bà đã đánh đập và phá phách đủ kiểu. Họ cũng sợ mọi người biết việc mình có được như ngày hôm nay là nhờ cô em đi làm gái bán hoa.

Maria lắc đầu. Đây là những suy nghĩ tiêu cực.

할머니의 거칠고 흔들리는 목소리를 듣는 동안 
마리아는 또 다시 오빠들을 떠올리고
백일도 못 살고 헤어진 첫 번째 남편을 떠올리고
그 남편에게 잠깐 맡기겠다고 한밤에 놓고 나온 딸 경아를 떠올리고,
서로 말이 통하지 않아 제 나라 말로 욕하고 싸웠던 앤드류를 떠올렸다.

이민 서류 만들어 초청했는데도 
이민 생활 고달프면 마구 패고 행패 부렸던 둘째와 셋째 오빠,
행여 자신들의 오늘을 양갈보 누이가 만들었다 알려질까 전전긍긍하는 피붙이들...

마리아는 고개를 흔들었다.
다 나쁜 생각들이었다.


Nhà phê bình văn học Jeon So-yeong
Mặc dù đã được che mặt, nhưng Maria cuối cùng vẫn vô tình xuất hiện trên TV. Trải nghiệm của quá khứ cho dù là đau khổ nhưng cũng là minh chứng cho hiện tại của một người. Tuy nhiên, bà Maria đã phải kìm lòng che giấu quá khứ của mình, và dần dần, bà cảm thấy rằng sự tồn tại của mình cũng bị phủ nhận theo. Bà thấy nhẹ nhõm đôi chút khi quá trình hy sinh của mình được công khai trên sóng truyền hình, dù là gián tiếp. Nhưng cuối cùng, bà Maria lại trở nên dửng dưng, bởi công sức hy sinh bao năm của bà vẫn chưa được nhìn nhận đúng mức. Chương trình kia phát sóng về bà với mục đích tôn vinh sự hy sinh quên mình của người phụ nữ, nhưng cuối cùng chỉ tập trung vào những cảnh đầy tính công kích. Và những người xung quanh ở trung tâm người cao tuổi chỉ quan tâm đến việc tìm ra ai là người phụ nữ che mặt. Trong một môi trường cay đắng như vậy, bà Maria phải thờ ơ để tự bảo vệ mình.


Ông giáo sư kết thúc cuộc phỏng vấn bằng cách nói rằng, nền móng của lịch sử 100 năm nhập cư của Hàn Quốc dựa trên “sự hy sinh bản thân” của phụ nữ, những người mà chúng ta không ngần ngại khinh thường gọi là “me Tây”. Trong khi giáo sư nói, màn hình chiếu nhiều cảnh khác nhau về các thị trấn có căn cứ quân sự Mỹ sau chiến tranh Triều Tiên ở Uijeongbu, Dongducheon, Pyeongtaek và Songtan (tỉnh Gyeonggi). Ở đây, phụ nữ Hàn Quốc trang điểm đậm, đi dạo hoặc khiêu vũ cùng lính Mỹ. Ngay sau chiến tranh là phim đen trắng cũ kỹ, còn thời kinh tế phát triển thì là màn ảnh màu. Thật không may, hay phải chăng là may mắn thay, Maria đã không xem được chương trình này.

Tuy nhiên, trong mọi ngóc ngách của trung tâm dành cho người cao tuổi, thay vì quan tâm đến lịch sử nhập cư, những người ở đây lại tò mò muốn tìm hiểu xem người phụ nữ nào đã ở thị trấn có căn cứ Mỹ trong một thời gian dài. 

Tất nhiên, các anh của Maria vô cùng thất vọng và tức giận. Nhưng sau khi nghe các anh mắng xối xả, bà lại thấy mình như vừa khỏe lại sau căn bệnh lâu ngày. Bà cũng thấy đầu óc mình minh mẫn hơn, thờ ơ hơn.

그는 한국 이민 백 년사의 초석은 
우리가 ‘양색시’라고 경멸해 부르기를 서슴치 않는 여성들의
‘자기희생’을 토양으로 했다는 말로 인터뷰를 맺었다.
그가 말하는 1분 동안 화면은 한국전쟁 이후의 기지촌 풍경을 다양하게 보여줬다.
의정부, 동두천, 평택, 송탄 등지의 기지촌에서
짙은 화장을 한 한국인 여성과 미군들이 뒤섞여 걷거나 춤을 추는 모습이었다.
전쟁직후는 흑백의 낡은 필름이고 
외화획득에 물불 안 가리던 경제개발 시대의 것은 컬러 화면이었다.
불행인지 다행인지 마리아는 이 뉴스를 보지 못했다.

그러나 노인회관의 구석구석에선 자신들의 이민 역사보다 
이곳의 어떤 여자가 과연 기지촌 출신인가를 알아내려는
병적인 호기심으로 한동안 뒤숭숭했다.

물론 마리아에 대한 오빠들의 실망과 분노는 하늘을 찌르고도 남았다.
그런데 오빠들의 호통을 들은 후에 
마리아는 흡사 오랜 질병에서 회복된 기분이었다.
정신이 맑아오는 걸 느끼기도 했다.
그리고 무심해졌다.



Đôi nét về tác giả Lee Kyung-ja 
- Sinh ngày 28/01/1948 tại huyện Yangyang, tỉnh Gangwon.
- Đăng đàn với tác phẩm “Xác nhận” năm 1973.

Lựa chọn của ban biên tập