Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Tin giải trí

Nghệ sĩ gặp khó khăn trong vấn đề bản quyền đối với các bản cover bởi AI

#Tin giải trí l 2024-03-20

Giai điệu bạn bè

ⓒ EDAM Entertainment, FeelGhoodMusic
Mặc dù ca khúc "Thạch đậu đỏ nhân hạt dẻ" (Bam Yang Gang) của BIBI đã phát hành được khoảng một tháng, nhưng tính đến ngày 19/3, ca khúc vẫn duy trì hạng 2 trên bảng xếp hạng Top 100 của Melon, trang âm nhạc tiêu biểu của Hàn Quốc. Bên cạnh đó, ca khúc này đang liên tục được cover bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) bắt chước giọng hát của nhiều ca sĩ như IU, Chang Ki-ha, Yang Hee-eun, Baek Ye-rin, Younha, Jannabi, thu hút nhiều sự chú ý trên YouTube. Nếu nhắm mắt lại và lắng nghe, các bản cover này giống thật đến mức người nghe không thể tin được đây là sản phẩm do AI tạo ra. 

Thời gian gần đây, bất cứ bài hát thịnh hành nào cũng sẽ có vô số các bản cover bởi AI do cộng đồng mạng thực hiện. Trên lập trường của người nghe, trải nghiệm nghe nhạc đã trở nên thú vị hơn. Đối với chủ nhân bản gốc, các bài cover AI càng xuất hiện nhiều thì càng tăng hiệu quả quảng bá. Ngược lại, các ca sĩ có giọng hát bị AI sử dụng thì không mấy vui vẻ vì họ không nhận được lợi ích gì từ các ca khúc này, khó có thể xác định về việc vi phạm bản quyền. 

Được biết, người soạn nhạc và viết lời bài hát gốc có thể nhận được phí bản quyền đối với các bài hát cover AI, nhưng rất khó để có thể thống kê chính xác con số này do đặc thù của nền tảng YouTube. 

Ngày nay, công nghệ trí tuệ nhân tạo và học sâu (Deep Learning) đang liên tục phát triển, dự kiến các bài hát cover bởi AI sẽ tiếp tục được nâng tầm hơn nữa trong tương lai. Do đó, ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng các bài hát cover bởi AI nên được chia phần chính đáng cho cả tác giả gốc và người có giọng được sử dụng. Cũng có ý kiến cho rằng giọng nói của các ca sĩ cũng nên được bảo vệ như bản quyền về hình ảnh.

Lựa chọn của ban biên tập