Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Tiêu điểm thời sự

Hàn Quốc quyết định cử lực lượng bảo vệ riêng lẻ eo biển Hormuz

2020-01-22

Tin tức

Hàn Quốc quyết định cử lực lượng bảo vệ riêng lẻ eo biển Hormuz

Mở rộng phạm vi hoạt động của lực lượng hải quân Cheonghae đến eo biển Hormuz

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 21/1 cho biết Chính phủ đã quyết định mở rộng có thời hạn khu vực hoạt động của lực lượng hải quân Cheonghae (Thanh Hải) đến eo biển Hormuz, nằm giữa bán đảo Ả-rập và Iran. Như vậy, Hàn Quốc đã tìm cách đóng góp riêng lẻ để bảo vệ hòa bình eo biển này, đáp lại yêu cầu đảm bảo an toàn hàng hải của Mỹ đồng thời không hủy hoại quan hệ với Iran.


Cần đảm bảo an toàn hàng hải 

Trên thực tế, chưa cần Mỹ yêu cầu, đảm bảo an toàn cho tàu thuyền đi qua eo biển Hormuz đã là điều rất quan trọng với Hàn Quốc, bởi 70% lượng dầu thô nhập khẩu của Hàn Quốc đi qua vùng biển này, khoảng 900 lần một năm. Như vậy, đảm bảo an toàn hàng hải tại eo biển Hormuz quan trọng không chỉ về mặt nhập khẩu dầu thô, mà cả về mặt bảo đảm an toàn cho công dân và tàu thuyền Hàn Quốc. Gìn giữ hòa bình tại eo biển Hormuz cũng là yếu tố thiết yếu để duy trì sự ổn định của giá dầu thế giới. Hơn 20% nguồn dầu thô toàn cầu đi qua eo biển này hàng năm, do đó, xung đột tại khu vực này sẽ tác động mạnh đến giá dầu thô. Đây được xem là yếu tố gây bất ổn lớn đối với nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu năng lượng và xuất khẩu như Hàn Quốc. Do đó, Chính phủ quyết định cử binh sĩ tới vùng biển tranh chấp này vì lợi ích quốc gia.


Quan hệ đồng minh với Mỹ và quan hệ hữu nghị với Iran

Không chỉ vậy, việc Hàn Quốc gửi quân tới khu vực tranh chấp này là không thể tránh khỏi sau khi cân nhắc đến quan hệ Hàn-Mỹ. Hàn Quốc là đồng minh của Mỹ nên hai nước đều có nghĩa vụ bảo vệ cho nhau trước các mối đe dọa quân sự. Dĩ nhiên, khó có thể nói đảm bảo an toàn hàng hải tại eo biển Hormuz là nghĩa vụ quân sự của nước đồng minh, nhưng Seoul vẫn khó từ chối yêu cầu của Washington vì có thể gây hại đến quan hệ đồng minh song phương. Như vậy, việc phái cử quân đội là bất khả kháng với Hàn Quốc. Mặt khác, Hàn Quốc cũng giữ quan hệ thân thiết với Iran, và đang chia sẻ nhiều lợi ích chung như nguồn cung dầu mỏ, xuất khẩu hàng hóa và ngành xây dựng của các doanh nghiệp Hàn Quốc tại nước này. Thêm vào đó, Iran nằm ở vị trí trọng điểm trong khu vực Trung Đông, nên hủy hoại quan hệ với Iran để hỗ trợ Mỹ sẽ gây ra tổn thất rất lớn cho Hàn Quốc. Lập trường cơ bản của Chính phủ Iran là phản đối tàu chiến của quân đội nước ngoài tới eo biển Hormuz, một điều hết sức hiển nhiên về mặt an ninh quốc gia. Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế cũng khó có thể làm ngơ trước việc đảm bảo an toàn hàng hải khu vực này. Trước quyết định của Seoul, Tehran đã lập tức bày tỏ không mấy mặn mà, nhưng vẫn đồng ý vì không muốn quan hệ với Hàn Quốc xấu đi.


Hàn Quốc phái binh sẽ ảnh hưởng tích cực đến các vấn đề còn lại với Mỹ?

Không chỉ vậy, quyết định của quân đội Hàn Quốc về việc phái cử lực lượng hải quân Cheonghae đến bảo vệ riêng lẻ eo biển Hormuz sẽ ảnh hưởng tích cực đến các vấn đề trọng tâm giữa Hàn Quốc và Mỹ, trong đó có đàm phán Hàn-Mỹ về chia sẻ chi phí quân sự, và hợp tác giải quyết vấn đề Bắc Triều Tiên. Về cơ bản, đàm phán, thương lượng luôn là quá trình trao đổi ý kiến để đảm bảo lợi ích của mình và nhượng bộ cho đối phương để đi đến thỏa thuận. Washington đang kêu gọi sự hợp tác của các nước nhằm đảm bảo an ninh hàng hải tại eo biển Hormuz, và Hàn Quốc phái cử lực lượng hải quân đến bảo vệ riêng lẻ vùng biển tranh chấp này sẽ đóng góp cho lợi ích quốc gia của Mỹ. Theo đó, việc Seoul phái binh sẽ là căn cứ để Mỹ chịu nhượng bộ cho Hàn Quốc trong các cuộc đàm phán với Washington.

Lựa chọn của ban biên tập