Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Lối sống

Thông tin về văn hoá uống rượu của người Hàn Quốc và giải đáp thắc mắc về khu công nghiệp Gaesung

2012-01-01

1. Thông tin về văn hoá uống rượu của người Hàn Quốc

Câu hỏi 1Tôi sắp có chuyến công tác lần đầu tiên tới Hàn Quốc. Mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng với lịch công tác dày đặc. Hầu như ngày nào chúng tôi cũng có chương trình làm việc với đối tác và cùng ăn trưa hoặc tối. Qua phim ảnh cũng như các thông tin trực tiếp hay gián tiếp nhận được thì tôi thấy người Hàn Quốc uống rượu rất nhiều. Qua chương trình tôi muốn hỏi một chút về rượu và văn hoá uống rượu của người Hàn Quốc. Tức là Hàn Quốc uống loại rượu nào là phổ biến và khi uống rượu với người Hàn Quốc cần lưu ý điều gì để vừa vui lại vừa không bị thất lễ. Các cụ nhà ta vấn nói ‘nhập gia tuỳ tục’ phải không ạ? Vì vậy rất mong được chương trình tư vấn giúp.
Trả lời 1
Hàng năm người Hàn Quốc tiêu thụ một khối lượng rượu rất lớn. Theo thống kê thì người Hàn Quốc uống rượu nhiều thứ 2 trên thế giới, chỉ sếp sau người Nga. Rượu được sử dụng trong mọi bữa tiệc từ sang trọng tới bình dân, trong các cuộc gặp gỡ bạn bè, góp vui chia buồn…Sau giờ làm việc, rủ nhau đi uống vài chén rượu dường như đã trở thành thói quen của không ít người. Phụ nữ Hàn Quốc cũng thường xuyên uống rượu mặc dù tửu lượng có ít hơn. Điều này chắc hẳn anh cũng có thấy trong những bộ phim Hàn Quốc trình chiếu ở Việt Nam rồi.

Văn hoá sinh hoạt về đêm của người Hàn Quốc khá phổ biến. Anh sẽ không khó để tìm các quán ăn nhậu hay café mở cửa tới 3~4 giờ sáng hoặc thậm chí là thông suốt đến sáng luôn. Phải chăng vì thế mà lượng tiêu thụ rượu lớn? Nếu như các nước phương Tây nổi tiếng với rượu vang, Trung Quốc tự hào với rượu Mao đài, Nhật Bản giới thiệu Sake thì Hàn Quốc cũng đưa Soju lên hàng “quốc tửu”. Soju thực ra là tên gọi chung của các loại rượu trắng được chế biến từ hương liệu hoặc gạo hay ngũ cốc với nồng độ cồn khoảng từ 19~21 độ. Trong ngôn ngữ học, chữ Soju có nghĩa là Thiêu Tửu [燒酒].

Theo các tài liệu liên quan tới rợu Soju thì loại rượu này được chưng cất lần đầu tiên vào năm 1300, tức thời kỳ Mông Cổ chiếm đóng Hàn Quốc. Khi ấy người Mông Cổ nắm giữ được bí quyết nấu rượu Arak của người Ba Tư trong quá trình xâm chiếm Trung Á và Trung Đông từ năm 1256 đã đưa vào Hàn Quốc. Những xưởng chưng cất rượu được xây dựng quanh thành phố Gaesung và dần dần đã lan rộng phổ biến trên toàn quốc. Trải qua nhiều thế kỷ, hương vị của của Soju đã thay đổi và mang đặc trưng dịu, thanh hấp dẫn đông đảo người dân Hàn Quốc như hiện nay.

Ban đầu rượu được làm từ gạo hoặc các loại ngũ cốc nhưng bước vào 60 của thế kỷ trước kinh tế Hàn Quốc rơi vào tình trạng kiệt quệ nên để giảm bớt gánh nặng lương thực chính phủ đã cấm việc áp dụng nhưng phương pháp chưng cất rượu Soju truyền thống từ lúa gạo tinh, đồng thời quy định nồng độ cồn phải thấp hơn 35%. Từ đó trở đi Soju được sản xuất từ hương liệu với nồng độ ngày càng giảm như hiện nay. Rượu Soju truyền thống được làm chủ yếu ở vùng Andong, tỉnh Bắc Gyeongsang.

Ở Hàn Quốc còn có một loại rượu được tinh chế từ gạo khá phổ biến là Makgeolli gần giống với vị rượu nếp của Việt Nam nhưng vẫn không được ưa chuộng bằng Soju. Rượu Soju có giá rất phải chăng, nếu mua ở các cửa hàng bán lẻ và siêu thị là 1,100/chai 375ml, còn uống ở các quán nhậu là 3000won. Cộng với hương vị đặc trưng, hạn chế tối đa các độc tố có trong rượu nhờ được lọc qua lớp than tre trong quá trình sản xuất nên Soju được nhiều người ưa dùng và phù hợp với mọi tầng lớp.

Có một vài điều anh cần biết khi uống rượu với người Hàn, chủ yếu là liên quan đến thứ bậc giữa những người cùng đối ẩm. Trước tiên, việc tự rót rượu cho mình thường không được xem là một cử chỉ lịch sự. Một người khác sẽ rót rượu, và người nhận rượu phải nâng ly rượu lên đỡ. Người nhận rượu có thể nhanh chóng uống hết phần còn lại của ly rượu trước khi nhận rượu mới từ người rót. Khi uống xong, người được mời thường đáp lễ bằng một quá trình tương tự.

Thứ hai là cách nhận rượu và uống rượu. Nếu người rót hay người nhận rượu có vị trí thấp hơn người kia về mặt tuổi tác hay chức vụ thì khi rót hay nhận rượu đều phải đưa tay trái lên, đặt vào trước ngực hay đỡ ở khuỷu tay phải của mình để tỏ lòng kính trọng. Khi đã được người bề trên mời rượu thì người dưới thường phải cung kính cạn hết. Khi uống thì luôn quay mặt đi hướng khác mới uống chứ không được uống trước mặt người đó.

Người Việt Nam khi thấy ly rượu của khách hoặc bạn cùng uống với mình với thì sẽ rót tiếp cho đầy nhưng người Hàn thì phải chờ khi cạn hết rượu trong ly mới được rót tiếp. Vì vậy nếu khả năng uống rượu của anh không được tốt thì đấy là cách để bạn gián tiếp từ chối uống nhiều. Tức là anh nên để lại 1/2 hoặc 1/3 lượng rượu trong chén để không bị rót tiếp. Rất nhiều người Việt khi mới uống rượu Soju đều cho rằng nó rất nhẹ, uống nhiều cũng không say nhưng không phải vậy đâu anh ạ. Rượu Soju ngấm từ từ, anh say lúc nào không biết đâu.

Người Hàn Quốc cũng hay uống kèm rượu lẫn bia. Có một kiểu uống gọi là “Poktanju”(폭탄주), người ta sẽ rót một vại bia lớn và một ly rượu nhỏ có thể là Soju hoặc rượu ngoại loại mạnh, sau đó thả cả ly rượu ấy vào vại bia rồi uống cạn một hơi. Cứ lần lượt như vậy, từng người tham gia sẽ uống xoay vòng. Uống kiểu này rất dễ say mà hầu như không có cơ hội được từ chối khi mời nhưng nhờ nhiều kiểu pha chế và cách uống độc đáo mà tạo nên sự hiệu ứng rất rôm rả.

2. Giải đáp thắc mắc về khu công nghiệp Gaesung

Câu hỏi 2Tôi là thính giả rất trung thành của đài Kbs world trong suốt mấy năm nay. Hầu như tôi không bỏ qua không bỏ qua chương trình nào. Trong đó tôi đặc biệt rất thích chuyên mục ‘Hàn Quốc, hôm nay và ngày mai’ cũng như các tin thời sự liên quan tới quan hệ Nam-Bắc Hàn. Cùng với dự án khu du lịch núi Geumgang, tôi thường xuyên nghe nhắc tới khu công nghiệp Gaesung. Tuy nhiên tôi cũng chưa hiểu rõ làm về tầm quan trọng và triển vọng của khu công nghiệp này trong mối quan hệ liên Triều. Xin giải thích rõ hơn giúp tôi.

Trả lời 2
Tôi là thính giả rất trung thành của đài Kbs world trong suốt mấy năm nay. Hầu như tôi không bỏ qua không bỏ qua chương trình nào. Trong đó tôi đặc biệt rất thích chuyên mục ‘Hàn Quốc, hôm nay và ngày mai’ cũng như các tin thời sự liên quan tới quan hệ Nam-Bắc Hàn. Cùng với dự án khu du lịch núi Geumgang, tôi thường xuyên nghe nhắc tới khu công nghiệp Gaesung. Tuy nhiên tôi cũng chưa hiểu rõ làm về tầm quan trọng và triển vọng của khu công nghiệp này trong mối quan hệ liên Triều. Xin giải thích rõ hơn giúp tôi.

Lựa chọn của ban biên tập