Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Kinh tế

"Phải đẩy mạnh năng lực cạnh tranh ngành xuất khẩu trước sự gia tăng rào cản kỹ thuật đối với thương mại"

Write: 2024-03-12 15:41:47Update: 2024-03-12 15:52:56

Photo : YONHAP News

Nhà nghiên cứu Shin Sang-ho thuộc Phòng nghiên cứu kinh tế quốc tế, Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BOK) cùng giáo sư Jang Yong-joon khoa Thương mại Đại học Kyung Hee ngày 12/3 đã ra báo cáo phân tích về rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) của các nước đối với xuất khẩu của Hàn Quốc. 

Rào cản kỹ thuật đối với thương mại là một biện pháp phi thuế quan chiếm tỷ trọng lớn nhất, bao gồm các quy chế, tiêu chuẩn, đánh giá độ phù hợp về kỹ thuật của nước đối phương, gây cản trở tới thương mại. Hai chuyên gia trên đã phân tích về những tác động của rào cản kỹ thuật đối với thương mại của 26 đối tác xuất khẩu lớn giai đoạn 2015-2019 tới 7 ngành công nghiệp tại Hàn Quốc. 

7 ngành này bao gồm sản xuất thực phẩm, đồ uống và thuốc lá, dệt may và da thuộc, công nghiệp gỗ, giấy, in ấn, than đá, dầu mỏ và hóa chất, khoáng sản phi kim loại và kim loại, thiết bị điện, điện tử và máy móc chính xác, thiết bị vận tải và các sản phẩm khác.

Hai chuyên gia này cho rằng sự gia tăng các rào cản kỹ thuật đối với thương mại khiến các doanh nghiệp không thể gồng gánh chi phí phải rút lui khỏi thị trường, kiềm chế các doanh nghiệp mới tiến vào thị trường, làm giảm doanh nghiệp xuất khẩu. Nhưng tổng kim ngạch của Hàn Quốc tập trung vào các doanh nghiệp lớn có năng lực chi trả chi phí, nên các rào cản này không ảnh hưởng lớn tới tổng kim ngạch xuất khẩu.

Hai chuyên gia trên cũng nhận thấy sự tích lũy vốn ở từng ngành công nghiệp, giá trị gia tăng, năng suất lao động là ba yếu tố có thể làm giảm nhẹ tác động tiêu cực của TBT với xuất khẩu. Theo đó, các chuyên gia cho rằng cần phải tăng cường năng lực cạnh tranh thị trường và năng suất cho ngành xuất khẩu, tập trung vào những doanh nghiệp vừa và nhỏ xúc tiến mới vào thị trường nước ngoài.

Năng suất lao động theo giờ của Hàn Quốc đang ở mức thấp, đứng thứ 33 trong số 36 nước thành viên Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (năm 2022), đòi hỏi phải có phương án nâng cao năng suất lao động.

Lựa chọn của ban biên tập