Theo dòng thời sự

Bán đảo Hàn Quốc từ A-Z

Tiêu điểm thời sự

Vũ khí hạt nhân và vấn đề thống nhất

Tin nổi bật trong tuần2011-05-15
Vũ khí hạt nhân và vấn đề thống nhất

Hôm 8/5 theo giờ địa phương, tại Berlin, Đức – điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du 3 nước châu Âu của mình, Tổng thống Lee Myung-bak cho biết, sự tồn tại của vũ khí hạt nhân trên bán đảo Hàn Quốc sẽ là yếu tố cản trở trong việc thống nhất đất nước. Tại buổi gặp mặt với Hàn Kiều tại Đức ở khách sạn Dorint, Berlin, Tổng thống Lee nói, các nước láng giềng sẽ khó chấp nhận hai miền Triều Tiên thống nhất có vũ khí hạt nhân. Ông cũng nhấn mạnh sẽ nhanh chóng giải quyết vấn đề hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Bắc Triều Tiên và vũ khí hạt nhân
Việc phát triển vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên vẫn đang tiếp tục được triển khai dù đã trải qua rất nhiều khó khăn. Hiện tại, Bắc Triều Tiên được cho là đã chế tạo được hoặc có thể chế tạo 4 đến 5 quả bom nguyên tử. Ngày 10 tháng 2 năm 2005, Bình Nhưỡng đã tuyên bố chính thức về việc sở hữu vũ khí hạt nhân. Ngày 9 tháng 10 năm 2006, Bắc Triều Tiên chính thức công bố nước này đã thành công trong việc thử nghiệm hạt nhân. Tuy vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên chưa được xác nhận, nhưng dựa trên những dự đoán về lượng plutonium có được từ việc tái xử lý hạt nhân hay cơ sở làm giàu uranium mà Bình Nhưỡng đã công khai thì việc sở hữu vũ khí hạt nhân của nước này chỉ còn là vấn đề thời gian.

Vũ khí hạt nhân và vấn đề thống nhất
Trước đây, Tổng thống Lee chưa bao giờ đề cập đến mối liên quan giữa việc sở hữu vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên và vấn đề thống nhất. Tổng thống Lee nói rằng, các nước láng giềng sẽ khó có thể chấp nhận việc sở hữu vũ khí hạt nhân của bán đảo Hàn Quốc thống nhất. Nói một cách khác, đây là một trong những lý do cần phải nhanh chóng giải quyết vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên.

Đối thoại giữa hai miền Nam-Bắc
Hiện nay, Bình Nhưỡng và Seoul đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp đối thoại trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai miền vẫn đang trong tình trạng căng thẳng. Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên đang tiến hành thảo luận về phương án tái khởi động đàm phán 6 bên theo 3 bước, đó là: cuộc họp liên Triều về phi hạt nhân hóa, đối thoại Triều-Mỹ và cuối cùng là đàm phán 6 bên. Nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, đây sẽ là lần đầu tiên Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc đối diện trực tiếp về vấn đề hạt nhân. Tuy nhiên, vấn đề cần nói đến ở đây là việc thể hiện “thành ý” của Bắc Triều Tiên. Bình Nhưỡng bề ngoài vẫn tiến hành đối thoại đa phương, nhưng trên thực tế lại bí mật phát triển vũ khí hạt nhân. Seoul và Washington đã nhiều lần đưa ra quan điểm sẽ không tiếp tục chấp nhận “hành động lừa dối” của Bình Nhưỡng. Liên quan đến vấn đề này, Tổng thống Lee đã yêu cầu Bắc Triều Tiên thừa nhận trách nhiệm và đưa ra lời xin lỗi về vụ chìm tàu hải quân Cheonan và vụ pháo kích đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc. Đây được coi là yếu tố để đánh giá sự “chân thật” của Bắc Triều Tiên và cũng là điều kiện tiên quyết của đối thoại giữa hai miền.

Tin mới nhất