Căn cứ chứng minh đảo Dokdo thuộc chủ quyền của Hàn QuốcTrang chủ > Đảo Dokdo thuộc chủ quyền Hàn Quốc > Căn cứ chứng minh đảo Dokdo thuộc chủ quyền của Hàn Quốc

  • Năm 512
  • 1454 year
  • 1625 year
  • 1693 year
  • 1694 year
  • 1695 year
  • 1696 year
  • 1770 year
  • 1870 year
  • 1877 year
  • 1900 year
  • 1905 year
  • 1906 year
  • 1946 year
  • 1951 year

Năm 512

Chinh phục vương quốc Usan (Ngưu Sơn)
Tướng Ichan Isabu của triều đại Silla đã chinh phục vương quốc Usan năm 512. Kể từ đó, Usan (bao gồm đảo Ulleung và đảo Dokdo) được sát nhập vào Silla. Vì vậy, hai đảo Ulleung và Dokdo chính thức trở thành một phần lãnh thổ của Hàn Quốc. Trong cuốn “Dongguk Munheon Bigo” (Đông quốc văn hiến bị khảo; năm 1770) có ghi “Ulleung (đảo Ulleung) và Usan (đảo Dokdo) đều là lãnh thổ của vương quốc Usan.”

Năm 1454

Cuốn “Địa lý chí” trong bộ sách “Thế Tông thực lực”
Geography Section of the Annals of King Sejong’s Reign Trong cuốn “Jiriji” (Địa lý chí) thuộc bộ sách “Sejong Sillok” (Thế Tông thực lục; năm 1454) được biên soạn dưới thời vua Sejong (thời kỳ đầu của vương triều Joseon), có viết: “Đảo Ulleung và đảo Dokdo là hai đảo thuộc huyện Uljin, tỉnh Gangwon. Đặc biệt, hai hòn đảo nhỏ là Usan (thuộc đảo Dokdo) và Mureung (thuộc đảo Ulleung) không nằm cách xa nhau, vì vậy vào những ngày đẹp trời, từ đảo Usan có thể nhìn thấy đảo Ulleung. Đây là hòn đảo duy nhất có thể nhìn thấy từ đảo Ulleung bằng mắt thường.”

Năm 1625

Giấy phép tới đảo Takeshima (đảo Ulleung)
Mạc phủ Nhật Bản (Chính quyền của tầng lớp võ sĩ Nhật Bản) đã cấp giấy phép tới Takeshima (tên mà người Nhật dùng để chỉ đảo Ulleung) cho các gia đình Oya và Murakawa đang sinh sống tại phiên trấn Tottori (nay là tỉnh Tottori). Giấy phép được cấp vào năm 1618 hoặc năm 1625.

Năm 1693

An Yong-bok bị Nhật Bản bắt cóc
Các ngư dân An Yong-bok và Park Eo-dun sống vào thời Joseon đã bị các thuyền viên của hai gia đình Oya và Murakawa bắt cóc và đưa về Nhật Bản khi đang đánh cá ở đảo Ulleung. Vụ việc này đã làm nảy sinh tranh chấp giữa Joseon và Nhật Bản về chủ quyền lãnh thổ đối với đảo Ulleung.

Năm 1694

Joseon quyết định khảo sát đảo Ulleung
Ngay sau khi xảy ra tranh chấp với Nhật Bản về chủ quyền đối với đảo Ulleung sau vụ việc An Yong-bok bị bắt cóc, triều đình Joseon đã phái Thiêm sự Jang Han-sang, một vị quan bậc tam phẩm của Samcheok, tỉnh Gangwon tới đảo Ulleung để kiểm tra tình hình của hòn đảo này. Sau đó, triều đình Joseon đã quyết định thường xuyên phái quan lại tới kiểm tra đảo Ulleung hai năm một lần theo đề xuất của Tể tướng Nam Gu-man.

Năm 1695

Trả lời của phiên trấn Tottori, Nhật Bản
Để tìm hiểu về chủ quyền đảo Ulleung, ngày 24 tháng 12 năm 1695, Mạc phủ Nhật Bản đã gửi thư tới phiên trấn Tottori nhằm xác định xem đảo Ulleung có thuộc phiên trấn Tottori hay không. Phiên trấn Tottori đã trả lời rằng “Takeshima (đảo Ulleung) và Matsushima (đảo Dokdo) không thuộc phiên trấn Tottori”. Do đó, Mạc phủ Nhật Bản đã chính thức xác nhận đảo Ulleung và Dokdo không phải là lãnh thổ của Nhật Bản.

Năm 1696

Lệnh cấm tới Takeshima (đảo Ulleung) vào tháng 1
Order Banning Passage to Takeshima (Ulleungdo) Sau khi xác nhận đảo Ulleung và Dokdo không thuộc lãnh thổ của Nhật Bản thông qua phiên trấn Tottori, Mạc phủ Nhật Bản đã ra lệnh cấm người dân Nhật tới Takeshima (đảo Ulleung) vào ngày 28 tháng 1 năm 1696. Sau đó, Mạc phủ Nhật Bản đã chính thức khẳng định đảo Ulleung là lãnh thổ của Joseon bằng thư ngoại giao gửi triều đình của vương quốc này (năm 1699).
An Yong-bok vượt biển tới Nhật Bản
May, An Yong-bok’s Voyage to Japan Tháng 5 năm 1696, An Yong-bok đuổi tàu của ngư dân Nhật đang đánh cá tại đảo Ulleung từ đảo Jasan (đảo Dokdo) đến tận Nhật Bản. Một thư tịch cổ có tiêu đề “Nguyên lộc cửu bính tử niên Joseon chu trứ an ngạn nhất quyển tri giác thư ” (Ghi nhớ về việc một tàu cá đến từ Joseon vào năm Bính Tử (1696)) ghi rằng “An Yong-bok đã thông báo cho quan chức đảo Oki rằng đảo Ulleung và Dokdo thuộc lãnh thổ của Joseon”

Năm 1770

Cuốn “Dư địa khảo” thuộc bộ sách “Đông quốc văn hiến bị khảo”
Đây là tài liệu do triều đình biên soạn ghi chép về chế độ văn vật của Joseon dưới triều đại vua Yeongjo (Anh Tổ). Cuốn sách này có viết: “Đảo Usan (Dokdo) và đảo Ulleung... một trong hai hòn đảo này chính là Usan... Theo “Dư địa khảo”, Ulleung và Usan đều là lãnh thổ của vương quốc Usan và Usan chính là hòn đảo mà người Nhật Bản gọi là đảo Matsushima.”

Năm 1870

“Joseon quốc giao tế thí mạt nội thám thư” của Bộ Ngoại giao Nhật Bản
Chōsenkoku Kōsai Simatsu Naitansho (A Confidential Inquiry into the Particulars of Korea’s Foreign Relations) Đây là một báo cáo được vị quan lai Hakubo Sada thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản gửi lên bộ này sau khi thị sát Joseon. Báo cáo này đã đề cập “Lý do Takeshima (đảo Ulleung) và Matsushima (đảo Doko) thuộc về Joseon”. Qua đó có thể thấy Bộ Ngoại giao Nhật Bản thời đó đã công nhận hai hòn đảo này là lãnh thổ của Joseon.

Năm 1877

Chỉ lệnh của Thái chính quan
Tháng 3 năm 1877, Thái chính quan, tổ chức hành chính cao nhất của Nhật Bản, ban hành chỉ lệnh cho Bộ Nội vụ Nhật Bản, khẳng định Ulleung và Dokdo là hai hòn đảo nằm ngoài lãnh thổ Nhật Bản. Cũng vào thế kỷ thứ XVII, theo kết quả đàm phán giữa Mạc phủ Nhật Bản và triều đình Joseon, Thái chính quan đã đưa ra kết luận đảo Ulleung và đảo Dokdo không thuộc về Nhật Bản và ra lệnh cho Bộ Nội vụ Nhật Bản: “Hãy ghi nhớ rằng Takeshima (đảo Ulleung) và một hòn đảo khác (đảo Dokdo) không liên quan tới Nhật Bản”.

Năm 1900

Joseon ban bố Sắc lệnh số 41
Imperial Decree No. 41 Hoàng đế Gojong (Cao Tông) của triều đại Joseon (lúc đó có tên là Đại Hàn đế quốc) đã ban bố Sắc lệnh quy định “Đảo Ulleung được đổi tên là Uldo và quan cai quản đảo Ulleung là Dogam (Đảo giám) được thăng chức lên tri huyện”. Điều 2 của Sắc lệnh này cũng nêu rõ: “Đảo Ulleung, đảo Jukdo và đảo Seokdo (Dokdo) đều thuộc thẩm quyền của huyện Uldo”.

Năm 1905

Thông báo số 40 của tỉnh Shimane
Shimane Prefecture Public Notice No. 40 Đây là thông báo của tỉnh Shimane về việc sát nhập Dokdo vào lãnh thổ Nhật Bản. Sau năm 1904, để giành quyền kiểm soát Mãn Châu và bán đảo Hàn Quốc, Nhật Bản đã tuyên chiến với Nga. Do nhu cầu cấp thiết về mặt quân sự khi đối mặt với cuộc chiến với Nga trên vùng biển phía Đông Hàn Quốc (được gọi là biển Đông), Nhật Bản đã khẳng định Dokdo là vùng đất vô chủ vào năm 1905 và nỗ lực sát nhập vùng đất này vào lãnh thổ của mình qua thông báo số 40 của tỉnh Shimane.

Năm 1906

Báo cáo của tri huyện đảo Uldo Shim Heung-taek
Đây là báo cáo được Tri huyện Uldo Shim Heung-taek gửi lên Tuần phủ tỉnh Gangwon và Nội Bộ Jeoseon (nay là Bộ An ninh và hành chính) vào tháng 3, chỉ một ngày sau khi ông nghe được tin tức Nhật Bản đã sát nhập đảo Dokdo vào lãnh thổ Nhật Bản từ đoàn điều tra của tỉnh Shimane tới thăm đảo Ulleung. Báo cáo này nêu rõ: “Dokdo thuộc thẩm quyền của huyện đảo Uldo”, khẳng định đảo Dokdo nằm dưới sự kiểm soát của huyện Uldo.
Chỉ lệnh số 3 của tham chính đại thần Phủ Nghị chính
Tháng 5 năm 1906, Uijeongbu (Phủ Nghị chính), cơ quan hành chính cao nhất của Đại Hàn đế quốc, đã ra lệnh phủ nhận việc sát nhập đảo Dokdo vào lãnh thổ Nhật Bản. Tham chính đại thần (tương đương chức Phó Thủ tướng ngày nay) của Phủ Nghị chính đã ban lệnh bác bỏ việc Nhật Bản sát nhập hòn đảo này sau khi nhận được báo cáo từ tuần phủ tỉnh Gangwon.

Năm 1946

Công văn số 677 ngày 29/1/1946 của Tư lệnh tối cao quân đồng minh (SCAPIN 677)
January 29, Supreme Commander for the Allied Powers Index Number (SCAPIN) 677 Trong văn bản này, Bộ Tư lệnh tối cao quân đồng minh không đưa đảo Dokdo vào trong phạm vi hành chính do Nhật Bản cai trị sau khi Thế chiến thứ II kết thúc. Tư lệnh tối cao quân đồng minh quy định rõ: “Đảo Ulleung, đảo đá Liancourt (Dokdo) và đảo Jeju không phải là lãnh thổ của Nhật Bản”.
Công văn số 1033 ngày 22/6/1946 của Tư lệnh tối cao quân đồng minh (SCAPIN 1033)
Đây là văn bản do Tư lệnh tối cao quân đồng minh đưa ra tiếp sau công văn số 677. Văn bản này nghiêm cấm tàu thuyền và người dân Nhật Bản tiếp cận đảo Dokdo hoặc khu vực trong vòng 12 hải lý xung quanh đảo Dokdo.

Năm 1951

Ký kết Hiệp ước hòa bình San Francisco
Hiệp ước hòa bình San Francisco được quân đồng minh và Nhật Bản ký kết khi kết thúc Thế chiến thứ II. Khoản (a) điều 2 Hiệp ước này nêu rõ Nhật Bản công nhận sự độc lập của Hàn Quốc và từ bỏ mọi quyền lợi, hành động, quyền yêu sách đối với Hàn Quốc bao gồm đảo Jeju, đảo Geomun và đảo Ulleung. Hiệp ước chỉ đưa tên của ba trong số hơn 3.000 đảo ở Hàn Quốc làm ví dụ, tuy đảo Dokdo không được trực tiếp nêu rõ nhưng không vì thế mà có thể coi hòn đảo này không phải là phần lãnh thổ của Hàn Quốc.

<Nguồn tài liệu: Bộ Ngoại giao Hàn Quốc>