Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Tiêu điểm thời sự

Hiệp định đảm bảo thông tin quân sự chung Hàn-Nhật trước giờ G

2019-08-19

Tin tức

Hiệp định đảm bảo thông tin quân sự chung Hàn-Nhật trước giờ G

Hiệp định đảm bảo thông tin quân sự chung Hàn-Nhật

Hiệp định đảm bảo thông tin quân sự chung (GSOMIA) Hàn-Nhật cho phép trực tiếp trao đổi những bí mật quân sự dưới cấp độ II mà không qua Mỹ, được ký kết vào tháng 11 năm 2016. Văn bản này có hiệu lực 1 năm và trong vòng 90 ngày trước khi hiệp định kết thúc, hai bên sẽ thông báo việc gia hạn văn kiện thông qua kênh ngoại giao. Nếu không có văn bản thông báo, hiệp định sẽ được tự động gia hạn 1 năm. Tức là Seoul và Tokyo không cần trải qua những thủ tục phức tạp, chỉ gửi văn bản thông báo thì có thể phá bỏ văn kiện này. có lợi cho cả hai bên. Đại diện Chính phủ hai nước Hàn Quốc và Nhật Bản tiến hành ký kết Hiệp định đảm bảo thông tin quân sự chung song phương là Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Han Min-koo và Đại sứ Nhật Bản tại Seoul Yasumasa Nagamine, có hiệu lực từ ngày ký kết. Hiệp định gồm 21 điểm, quy định về cấp độ của bí mật sẽ trao đổi, phương pháp trao đổi bí mật quân sự, nguyên tắc bảo vệ thông tin, phạm vi của người có quyền truy cập thông tin, cách hủy thông tin và cách đối phó với trường hợp thông tin bị thất lạc hoặc phá hoại. 


Hai bên trao đổi bí mật quân sự dưới cấp độ II 

Theo tiêu chuẩn của Hàn Quốc, cấp độ của những bí mật quân sự trao đổi với Nhật Bản là những bí mật quân sự dưới cấp độ II, tương đương với “tuyệt mật, bí mật đặc biệt” của Nhật Bản. Theo Luật bảo vệ bí mật quân sự Hàn Quốc, những bí mật được phân loại tùy theo mức độ nguy hiểm ảnh hưởng đến bảo đảm an ninh quốc gia khi bí mật này bị rò rỉ và “mối nguy hiểm rất nghiêm trọng” là cấp I, “mối nguy hiểm rõ rệt” là cấp II và “mối nguy hiểm khá lớn" là cấp III. Như vậy, bảo mật quân sự cấp độ I không phải là đối tượng được trao đổi theo hiệp định và những bí mật quân sự buộc phải được các quan chức Chính phủ phụ trách trực tiếp trao đổi. Cùng với đó, Chính phủ hai nước phải chịu trách nhiệm về vấn đề an ninh của cơ quan lưu giữ bí mật này. 


Dư luận tranh cãi về việc duy trì hiệp định

Hiệp định đảm bảo thông tin quân sự chung Hàn-Nhật đã gây tranh cãi trong dư luận ngay từ khi được ký kết, là do có một số ý kiến hoài nghi rằng liệu có thỏa đáng trao đổi thông tin với Tokyo, nước không hề có sự tự kiểm điểm về lịch sử xâm chiếm, hay không. Mới đây, mối quan hệ căng thẳng nghiêm trọng giữa Hàn Quốc và Nhật Bản lại dấy lên ý kiến về hiệu lực của văn bản này. Tuy vậy, việc hủy bỏ hiệp định hợp tác quân sự với Nhật Bản không phải là sự lựa chọn tốt nhất, vì nếu phá bỏ thỏa thuận này thì Hàn Quốc không được trao đổi thông tin mà Nhật Bản nắm giữ và sẽ có thêm nhiều khoảng trống về thông tin quân sự. Đặc biệt, trong bối cảnh Bắc Triều Tiên đang tiếp tục gây đe dọa bằng vũ khí hạt nhân, Seoul không nên có lỗ hổng về thông tin. 


Hàn Quốc và Nhật Bản có thế mạnh riêng khi thu thập thông tin

Quân đội Hàn Quốc từng nhấn mạnh về Hiệp định đảm bảo thông tin quân sự chung Hàn-Nhật sẽ tăng cường khả năng giám sát và chất lượng thông tin về Bắc Triều Tiên. Đó là bởi thế mạnh của hai nước có sự khác biệt. Điểm mạnh của Tokyo là khả năng thu thập thông tin thông qua trang thiết bị, trong khi thế mạnh của Seoul là thu thập thông tin tình báo qua con người (còn gọi là Humint). Nhật Bản sở hữu những trang thiết bị thu thập thông tin như vệ tinh, ra-đa, máy bay cảnh báo sớm và máy bay tuần tra biển và có thể thu thập các thông tin liên quan đến căn cứ tàu ngầm, căn cứ tên lửa đạn đạo và tên lửa đạn đạo có khả năng được phóng từ tàu ngầm của Bắc Triều Tiên. Những thông tin này rất có ích cho Hàn Quốc. Trong khi đó, Seoul có đủ thông tin thu thập thông qua con người như những người tị nạn Bắc Triều Tiên, những người ở khu vực biên giới Trung-Triều và các loại trang thiết bị nghe lén được lắp đặt ở đường ranh giới quân sự liên Triều. Các thông tin này rất chi tiết và không thể có được ở bất cứ nơi nào khác, nên không quá lời khi nhắc đến tính hữu ích của thông tin đó cho Tokyo. Do vậy, việc phá bỏ Hiệp định đảm bảo thông tin quân sự chung Hàn-Nhật có thể gây hại không chỉ cho Tokyo, mà còn với cả Seoul.

Lựa chọn của ban biên tập