Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Lịch sử

Tuyên bố 7/7 năm 1988 của Tổng thống Roh Tae-woo nhằm cải thiện quan hệ liên Triều

2018-04-05

Vì một bán đảo thống nhất

Tuyên bố 7/7 năm 1988 của Tổng thống Roh Tae-woo nhằm cải thiện quan hệ liên Triều
Vào ngày 6/7/2017, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã công bố Tuyên bố Berlin mới trong chuyến thăm tới Đức để dự Hội nghị thượng đỉnh G20. Tuyên bố này được ông Moon đưa ra ngay sau khi trở thành Tổng thống đã thể hiện định hướng chính sách với miền Bắc của Chính phủ Seoul. Mỗi khi một Chính phủ mới lên nắm quyền ở Hàn Quốc, Seoul thường đưa ra một công bố quan trọng về cam kết cải thiện quan hệ với Bình Nhưỡng. Hôm nay, chúng ta cùng nhìn lại Tuyên bố 7/7 năm 1988 của Tổng thống Roh Tae-woo, vốn đã mang lại một thay đổi lớn trong quan hệ liên Triều.

Tuyên bố 7/7 vì tự chủ quốc gia và thịnh vượng chung
Vào ngày 7/7/1988, Tổng thống Hàn Quốc Roh Tae-woo đã ra “Tuyên bố đặc biệt của Tổng thống về tự chủ quốc gia, thống nhất và thịnh vượng.” Tuyên bố ngụ ý rằng Bắc Triều Tiên không còn là một đối thủ thù địch mà là một quốc gia mà Hàn Quốc nên cùng hợp tác. Tuyên bố đã trình bày sáu kế hoạch hành động liên quan tới việc trao đổi người và hàng hóa liên Triều. Không chỉ là một sự cải thiện trong quan hệ với miền Bắc, tuyên bố còn kêu gọi mở cửa với các quốc gia trong khối cộng sản. Ngụ ý mở ra hoạt động giao thương và hợp tác liên Triều, đây được xem là một bước tiến lớn trong chính sách với Bình Nhưỡng.

Một bước ngoặt mới hai tháng trước thềm Olympic Seoul
Vào thời điểm đưa ra Tuyên bố 7/7, bầu không khí của sự chấm dứt Chiến tranh Lạnh đang lan tỏa khắp thế giới. Năm 1986, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và lãnh tụ tối cao Liên Xô Mikhail Gorbachev đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh. Năm 1989, Tổng thống Mỹ George Bush và ông Gorbachev đã tuyên bố chấm dứt Chiến tranh Lạnh. Được công bố hai tháng trước thềm Olymic Seoul 1988 khi tình hình quốc tế đang biến động, Tuyên bố 7/7 là một bước ngoặt trong cải thiện quan hệ liên Triều.

Thương mại liên Triều bắt đầu sau ba tháng đưa ra Tuyên bố 7/7
Trao đổi liên Triều đã bắt đầu đúng với tinh thần của Tuyên bố 7/7. Chỉ ba tháng sau khi Tuyên bố này được đưa ra, thương mại liên Triều đã được chấp thuận thông qua “Biện pháp mở cửa kinh tế liên Triều.” Một năm sau đó, phương hướng chỉ đạo về hợp tác liên Triều được đưa vào hoạt động nhằm hỗ trợ trao đổi song phương. Vào lúc đó, ông Chung Ju-yung đã trở thành công dân Hàn Quốc đầu tiên tới thăm Bắc Triều Tiên trên cương vị Chủ tịch Tập đoàn Hyundai. Sau đó, hai miền Nam-Bắc đã đẩy mạnh hợp tác kinh tế. Sau Tuyên bố 7/7, hai bên đã tiến hành hội đàm cấp Thủ tướng năm 1990, và thu được các thành quả như Thỏa thuận cơ bản liên Triều.

Trao đổi liên Triều bị gián đoạn do vấn đề hạt nhân miền Bắc
Trao đổi liên Triều, vốn đang được tích cực đẩy mạnh bởi Tuyên bố 7/7 đã bị gián đoạn do cuộc khủng hoảng hạt nhân miền Bắc nổ ra trong giai đoạn cuối của chính quyền Tổng thống Roh Tae-woo và Bắc Triền Tiên tuyên bố rút khỏi Hiệp định không phổ biến vũ khí hạt nhân năm 1993. Dù không được duy trì, Tuyên bố 7/7 đã thay đổi quan điểm về Bình Nhưỡng và tạo điều kiện thuận lợi cho sự thay đổi và mở cửa nước này bằng cách thuyết phục miền Bắc tham gia vào cộng đồng quốc tế, thay vì cô lập nước này.

Lựa chọn của ban biên tập