Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Bắc Triều Tiên

Hai miền Nam-Bắc tổ chức Giải bóng rổ thống nhất liên Triều sau 15 năm

2018-07-05

Vì một bán đảo thống nhất

Hai miền Nam-Bắc tổ chức Giải bóng rổ thống nhất liên Triều sau 15 năm

Người dân trên bán đảo Hàn Quốc đang vô cùng háo hức trước các trận đấu trong Giải bóng rổ thống nhất liên Triều được tổ chức tại Bắc Triều Tiên. Giải bóng rổ thống nhất liên Triều đã diễn ra tại Nhà thi đấu Ryugyong Chung Ju Yung tại thủ đô Bình Nhưỡng vào ngày 4 và 5/7 vừa qua. Đây là giải đấu được tổ chức lần đầu tiên sau 15 năm, kể từ lần cuối cùng vào năm 2003. Sự kiện thể thao này đang góp phần vào các tiến triển mau chóng trong trao đổi liên Triều. Hãy cùng lắng nghe Giáo sư Kim Yong-hyun từ khoa Nghiên cứu Bắc Triều Tiên, trường Đại học Dongguk, phân tích sâu hơn.


Ti Thế vn hi mùđông PyeongChang tháng 2 năm nay, Hàn Quc và Bc Triu Tiêđã thành lđội tuyn liên Triu trong môn khúc côn cu trên băng n. Ln này, hai bêđã t chc Gii bóng r thng nht liên Triu ti Bình Nhưỡng. S kin hiếm có này, đặc bit lđược t chc ti min Bc, chc chn là mt bước phát trin mi. B trưởng Thng nht Hàn Quc Cho Myung-kyun thm chí còn phát biu rng đã khá lâu ri mt pháđoàn th thao Hàn Quc mi ti thăm min Bc. Hy vng rng s kiđặc bit quan trng này s giúp quan h liên Triu cũng như các cuc tho lun v phi ht nhân hóa báđảo Hàn Quc tiến trin tđẹp. 


Vào lúc 3 giờ 40 phút chiều ngày 4/7, các trận đấu hỗn hợp nam, nữ gồm cầu thủ của cả hai miền Nam-Bắc, đã diễn ra. Họ được chia làm hai đội, là đội “Hòa bình” và đội “Thịnh vượng”, mỗi bên có sáu cầu thủ, không sử dụng quốc kỳ và quốc ca căn cứ theo nội dung nhất trí trước đó. Mục đích của giải bóng rổ này không phải là đối đầu. Ban đầu, các cầu thủ của hai miền dường như khá ngại ngùng, bởi họ chưa từng có cơ hội cùng nhau thi đấu như một đội trước đó. Tuy nhiên, các vận động viên đã mau chóng tìm được tiếng nói chung để cống hiến những màn trình diễn xuất sắc, trước sự cổ vũ nồng nhiệt của khán giả miền Bắc trong nhà thi đấu chật kín chỗ ngồi. Chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Jong-un chính là người đề xuất tổ chức Giải bóng rổ thống nhất liên Triều trong Hội nghị thượng đỉnh liên Triều cuối tháng 4 vừa qua. 


Trong Hi ngh thượng đỉnh liên Triu va qua, Tng thng Hàn Quc Moon Jae-in đã đề xut ni li vic t chc các trđấu bóng đá giao hu gia hai min, trong khi Ch tch y ban Quc v Bc Triu Tiên Kim Jong-un lđề xut giao lưu bóng r. Phía Hàn Quc tôn trng ý kiến ca Ch tch Kim và cui cùng đã chn t chc Gii bóng r thng nht liên Triu. Ông Kim được biếđến là mt người rt yêu thích môn th thao này, và thường xuyên chơi bóng r khi cò độ tui thiếu niên. Tôi cho rng hai min Nam-Bc s m rng giao hu bóng r trong tương lai.


Xét tới trao đổi liên Triều trong lĩnh vực thể thao, bóng đá thường đóng vai trò lớn. Các trận đấu bóng đá giao hữu giữa Seoul và Bình Nhưỡng đã được tổ chức rất sớm, từ thời kỳ Nhật Bản đô hộ bán đảo Hàn Quốc, khi hai thành phố luân phiên tổ chức sự kiện này. Trong truyền thống, bóng đá là môn thể thao rất phổ biến ở cả hai miền. Nhưng sau đề xuất của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un, một người hâm mộ môn bóng rổ tới mức thậm chí đã từng mời cựu vận động viên Giải bóng rổ nhà nghề Mỹ (NBA) Dennis Rodman tới Bình Nhưỡng, hai miền đã chọn bóng rổ là sự kiện thể thao đầu tiên cho trao đổi song phương sau Hội nghị thượng đỉnh liên Triều 27/4. Như một phần trong các nỗ lực thi hành Tuyên bố Bàn Môn Điếm được thông qua tại hội nghị này, hai bên đã tổ chức hội đàm về thể thao vào ngày 18/6 và nhất trí tổ chức Giải bóng rổ thống nhất liên Triều từ ngày 4/7. 


Tuyên b chung liên Triu 4/7 năm 1972 là tha thun liên Triđầu tiên gia Hàn Quc và Bc Triu Tiên. Seoul và Bình Nhưỡng đã nht trí t chc Gii bóng r thng nht liên Triu vào ngày 4/7 nhm vinh danh mt tuyên b rt quan trng v mt lch s, vđã nêu rõ ba nguyên tc thng nht, là độc lp, hòa bình và hòa hp dân tc. Tôi cho rng hai bêđã xem xéđến tm quan trng lch s ca ngày 4/7 khi la chn thđim t chc s kin th thao trên. 


Không chỉ đơn thuần là những trận đấu, giao lưu thể thao trên thực tế đã đưa hai miền Nam-Bắc xích lại gần nhau. Trong quá khứ, Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên đã từng tổ chức hội đàm về thể thao khi thành lập đội tuyển liên Triều tại Thế vận hội mùa hè Tokyo năm 1964 và Thế vận hội mùa hè Los Angeles năm 1984. Hai bên cũng đã thảo luận việc cùng đăng cai tổ chức Thế vận hội mùa hè Seoul năm 1988. Hai miền Nam-Bắc đã lần đầu tiên gửi đội cổ vũ tới các trận đấu của nhau tại Á vận hội năm 1990 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Hội đàm về thể thao vào tháng 2/1991 đã dẫn tới sự hình thành đội bóng bàn liên Triều tại Giải vô địch bóng bàn thế giới năm 1991 tại Chiba, Nhật Bản, khi đội tuyển liên Triều đánh bại Trung Quốc để giành huy chương vàng trong nội dung đồng đội nữ. Trong lễ khai mạc Thế vận hội mùa hè Sydney năm 2000, các vận động viên của Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên đã cùng nhau tiến vào lễ đài, gây ấn tượng với toàn thế giới. Và trong lễ khai mạc tại Thế vận hội mùa đông PyeongChang năm nay, hai nước đã cử một vận động viên của mỗi bên cùng nhau rước ngọn đuốc Olympic để truyền đi thông điệp của hòa bình. Sự chú ý đang được hướng tới việc quan hệ liên Triều sẽ tiến triển ra sao sau Giải bóng rổ thống nhất liên Triều tại Bình Nhưỡng. 


Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên đã lên kế hoạch thành lập đội tuyển chung trong ba môn thi đấu tại Á vận hội tháng 8 năm nay tại Indonesia, bao gồm bóng rổ nữ, đua ca-nô, và đua thuyền. Ngoài các hoạt động trao đổi trong lĩnh vực thể thao, hai bên đang tích cực chuẩn bị cho việc đoàn tụ các gia đình bị ly tán, dự kiến sẽ được tổ chức từ ngày 20 đến 26/8. Hai miền cũng đã tổ chức hội đàm quân sự cấp tướng nhằm thảo luận các biện pháp xoa dịu căng thẳng giữa hai miền Nam-Bắc. Không còn nghi ngờ gì, một chuỗi các cuộc hội đàm và trao đổi đang mở đường cho quan hệ liên Triều nói chung, vốn được kỳ vọng sẽ thu về nhiều thành quả tích cực trong mùa hè năm nay.

Lựa chọn của ban biên tập