Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Tiêu điểm thời sự

Chính phủ cân nhắc bổ sung chế độ tuần làm việc tối đa 52 tiếng

2019-10-21

Tin tức

Chính phủ cân nhắc bổ sung chế độ tuần làm việc tối đa 52 tiếng

Phủ Tổng thống xem xét đối sách bổ sung về chế độ thời gian làm việc

Phủ Tổng thống hôm 20/10 cho biết, Chính phủ đang cân nhắc phương án bổ sung về việc áp dụng chế độ tuần làm việc tối đa 52 tiếng từ đầu năm 2020 đối với các doanh nghiệp có từ 50 đến 299 nhân viên, trong đó có phương án kéo dài thời gian hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện. 


Chế độ tuần làm việc tối đa 52 tiếng

Kể từ ngày 1/7/2018, các doanh nghiệp trên 300 nhân viên bắt đầu áp dụng chế độ tuần làm việc tối đa 52 tiếng. Các doanh nghiệp có từ 50 đến 299 nhân viên dự kiến sẽ áp dụng chế độ này từ đầu năm 2020, và doanh nghiệp có 5 đến 49 nhân viên từ ngày 1/7/2021. Chế độ quy định thời gian làm việc của người lao động trong một tuần tối đa là 52 tiếng gồm cả thời gian làm thêm giờ. Theo luật hiện hành, thời gian làm việc tối đa của lao động Hàn Quốc là 68 tiếng/tuần.


Những khó khăn của doanh nghiệp khi áp dụng tuần làm việc tối đa 52 tiếng

Như vậy, Hàn Quốc được xóa tiếng xấu là quốc gia có thời gian làm việc dài nhất trong các nước thành viên Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), nhưng có nhiều ý kiến lo ngại về những tác dụng phụ của chế độ tuần làm việc tối đa 52 tiếng. Ban đầu, việc điều chỉnh lại thời gian làm việc của người lao động được kỳ vọng sẽ giúp tăng giá trị tiền lương thực tế và các doanh nghiệp sẽ tuyển thêm nhân viên mới để bổ sung sức lao động. Tuy nhiên, giới doanh nghiệp lên tiếng phản đối do chế độ này sẽ làm tăng gánh nặng về tiền lương. Tức là công ty sẽ phải tuyển thêm nhân lực thay thế, trả lương làm thêm ngoài giờ. Giới doanh nghiệp cũng nhấn mạnh, do mức lương tối thiểu đã tăng vọt, gánh nặng kinh tế của họ càng lớn. 

Trên thực tế, chế độ làm việc này có nhiều tác dụng phụ khác nhau không chỉ cho giới doanh nghiệp mà còn cả giới lao động. Do buộc phải cắt giảm thời gian làm thêm giờ, lương của người lao động đã giảm so với trước đó. Cũng có nhiều ngành nghề khó áp dụng chế độ tuần làm việc tối đa 52 tiếng. Vì những tác dụng phụ này, Chính phủ đã bàn thảo các đối sách bổ sung nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, trong đó có phương án kéo dài thời gian áp dụng thử chế độ mới. Trong thời gian thử, Chính phủ sẽ không xử phạt những doanh nghiệp chưa áp dụng chế độ tuần làm việc tối đa 52 tiếng, tạo điều kiện cho các công ty thích nghi với chế độ tuần làm việc mới. Một biện pháp bổ sung khác là chế độ thời gian làm việc linh hoạt, cho phép nhân viên tự điều chỉnh thời gian làm việc phù hợp. Tức là các nhân viên có thể sắp xếp linh hoạt lịch làm việc mà vẫn đảm bảo đầy đủ thời gian lao động được pháp luật quy định. Chẳng hạn, tuần nào đó vì còn nhiều việc nên phải làm quá 52 tiếng, còn có tuần khác công việc tương đối ít nên có thể làm ít hơn 52 tiếng. Trong trường hợp này, nếu thời gian làm việc trung bình của nhân viên không quá 52 tiếng/tuần thì doanh nghiệp vẫn được coi là đã tuân thủ chế độ này và Chính phủ sẽ miễn xử phạt. 


Các phương án bổ sung về chế độ thời gian làm việc 

Có thể nói, phương án kéo dài thời gian áp dụng thử chế độ làm việc mới chỉ có hiệu quả nhất thời. Song, chế độ làm việc linh hoạt sẽ dễ áp dụng hơn và có hiệu quả lâu dài hơn cho các công ty. Như vậy, nhiều khả năng Chính phủ sẽ kéo dài thời gian hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện trong lúc sửa đổi luật liên quan để buộc các doanh nghiệp áp dụng chế độ làm việc linh hoạt. Tuy nhiên, các chính đảng đối lập đang quyết liệt phản đối sửa đổi luật. Hơn nữa, giới lao động cũng lên tiếng phản đối thời gian làm việc linh hoạt vì trên thực tế, việc này sẽ làm vô hiệu hóa chế độ tuần làm việc tối đa 52 tiếng. Trước đó, hôm 11/10, Ủy ban kinh tế, xã hội và lao động, một cơ quan đối thoại xã hội của Chính phủ đã nhất trí thông qua sửa đổi chế độ thời gian làm việc linh hoạt. Như vậy, trình tự góp ý và đạt thỏa thuận giữa chính phủ, giới doanh nghiệp và giới lao động đã được hoàn tất để tiến tới sửa đổi luật liên quan.

Lựa chọn của ban biên tập