Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Mỹ cập cảng Busan bên lề cuộc họp đầu tiên của Nhóm tư vấn hạt nhân Hàn-Mỹ

Write: 2023-07-19 14:26:01

Thumbnail : YONHAP News

Chiều ngày 18/7, một lần nữa lại có một tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) chở tên lửa đạn đạo của Mỹ, tàu USS Kentucky, cập cảng Busan sau khoảng 40 năm. Bên lề cuộc họp đầu tiên của Nhóm tư vấn hạt nhân Hàn-Mỹ (NCG) diễn ra một ngày trước đó, sự kiện bố trí tàu ngầm lần này đã chứng tỏ được năng lực thực hiện răn đe mở rộng của Washington.

Mặt khác, tại cuộc họp Nội các vào cùng ngày, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã quyết tâm sẽ nỗ lực để ngăn chặn mọi mối uy hiếp bằng vũ khí hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên, dựa trên quan hệ đồng minh Hàn-Mỹ đã được nâng cấp trên nền tảng hạt nhân.

Trong cuộc họp NCG, Seoul và Washington đã nhất trí xây dựng hệ thống chia sẻ thông tin liên quan đến hạt nhân và bố trí định kỳ các tài sản chiến lược hạt nhân của Mỹ trên bán đảo Hàn Quốc.

Bên cạnh đó, quân đội hai nước cũng quyết định sẽ cụ thể hóa kế hoạch tác chiến chung bằng hạt nhân để ứng phó với biến cố và tăng cường tập trận chung.

Hai bên còn đưa cảnh cáo hành vi công kích bằng vũ khí hạt nhân đối với Mỹ và các nước đồng minh sẽ đặt dấu chấm hết cho chính quyền miền Bắc.

Phó Chánh văn phòng an ninh quốc gia thuộc Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc Kim Tae-hyo cho biết Seoul và Washington sẽ cùng trao đổi ý kiến, đưa ra quyết định để chung tay hành động dưới tư cách hệ thống răn đe mở rộng thống nhất. 

Ngoài ra, hai nước cũng nhất trí về việc Hàn Quốc sẽ hỗ trợ nguồn lực chiến đấu phi hạt nhân cho quá trình tác chiến hạt nhân của Mỹ, cụ thể là máy bay chiến đấu của Seoul sẽ hộ tống máy bay ném bom chiến lược của Washington, nhận định rõ ràng rằng sẽ không có hình thức "chia sẻ hạt nhân" giữa hai nước.

Về phần mình, Điều phối viên khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ (NSC) Kurt Campbell nhận định răn đe mở rộng sẽ là hình thức ứng phó áp đảo và mang tính quyết định trong trường hợp Bình Nhưỡng sử dụng hạt nhân.

Về khả năng nhóm tư vấn hạt nhân có được mở rộng ra các nước khác hay không, ông Campbell khẳng định đây là cơ chế theo khuôn khổ quan hệ song phương Hàn-Mỹ.

Lựa chọn của ban biên tập