70 năm độc lập, 30 năm tương lai
<Tương lai dân tộc, Hàn Quốc thống nhất>
Năm 2015 kỷ niệm 70 năm Đại Hàn Dân Quốc giành độc lập nhưng cũng là tròn 70 năm hai miền Nam Bắc bị chia cắt.
Khái quát về chiến tranh Triều Tiên
Cuộc chiến kéo dài trong ba năm một tháng, bắt đầu từ một trận tập kích bất ngờ của quân đội Bắc Triều Tiên tại vĩ tuyến 38 độ Bắc vào rạng sáng ngày 25 tháng 6 năm 1950. Đây là “cuộc chiến bảo vệ tự do thế giới” của Đại Hàn Dân Quốc và các nước tham chiến thuộc Liên hợp quốc nhằm chống lại thế lực cộng sản. Đồng thời đây cũng là cuộc chiến mà chủ nghĩa tự do dân chủ đã giành thắng lợi.
Bối cảnh và nguyên nhân nổ ra chiến tranh
Sau Thế chiến II, cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô ngày càng căng thẳng gay gắt. Trong bối cảnh đó, ngay sau khi giành độc lập vào năm 1945, bán đảo Hàn Quốc đã bị chia cắt thành hai miền Nam và Bắc đối đầu nhau với biên giới là vĩ tuyến 38 độ Bắc. Sau khi Chính phủ được thành lập năm 1948, mâu thuẫn gay gắt giữa phe cánh tả và cánh hữu vẫn tiếp diễn khiến cho tình hình xã hội của Hàn Quốc vô cùng bất ổn. Trong khi đó, cùng với chiến lược cộng sản hóa của Joseph Stalin và lời hứa sẽ chi viện cho chiến tranh của Mao Trạch Đông, cuộc chiến tranh ngày 25/6 đã bắt đầu bằng cuộc tập kích bất ngờ của quân đội Bắc Triều Tiên, xuất phát từ tham vọng thống nhất thế lực cộng sản của Kim Nhật Thành (Kim Il-song).
Hình ảnh chiến tranh Triều Tiên
Tương quan quân sự giữa Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên (tính đến ngày 24/6/1950)
Quân đội Hàn Quốc | Quân đội Bắc Triều Tiên | |
103,827 người | Binh sĩ | 201.050 người |
0 chiếc | Xe | 242 chiếc |
1,051 khẩu | Hỏa pháo | 2.492 khẩu |
22 chiếc | Máy bay | 226 chiếc |
36 tàu | Hạm đội | 110 tàu |
Chi viện của cộng đồng quốc tế cho Hàn Quốc
(63 nước)
Phân loại | Quốc gia |
---|---|
Phái cử quân đội chiến đấu (16 nước) |
Mỹ, Anh, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Úc, Philippines, Thái Lan, Hà Lan, Colombia, Hy Lạp, New Zealand, Etiopia, Bỉ, Pháp, Nam Phi, Luxemburg ※ Trong đó Mỹ, Anh, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ phái cử hơn 10.000 binh sĩ/năm. |
Hỗ trợ y tế (5 nước) |
Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển, Ý, Ấn Độ |
Hỗ trợ quân nhu (32 nước) |
Guatemala, Dominica, Ecuador, Liberia, Lebanon, Mexico, Bermuda, Venezuela, Iran, Đài Loan, Việt Nam, Ả-rập Xê-út, Nhật Bản, Thụy Sĩ, Syria, Argentina, Cuba, Ireland, El Salvador, Áo, Honduras, Uruguay, Israel, Jamaica, Ai Cập, Indonesia, Chile, Campuchia, Costa Rica, Panama, Hungary |
Hỗ trợ khắc phúc sau chiến tranh (7 nước) |
Đức, Liechtenstein, Monaco, Vatican, Haiti, Paraguay, Peru |
Nước tỏ ý chi viện (3 nước) |
Nicaragua, Bolivia, Brazil |
Tổn thất của quân Hàn Quốc và quân Liên hợp quốc
(Đơn vị : người)
Phân loại | Quân đội Hàn Quốc | Quân đội Liên hợp quốc (Quân đội Mỹ) |
Tổng |
---|---|---|---|
Tử trận | 137,899 | 40,667 (36,940) | 178,566 |
Bị thương | 450,742 | 104,280 (92,134) | 555,022 |
Bị bắt / Mất tích | 32,838 | 9,931 | 42,769 |
Tổng | 621,479 | 154,878 (137,250) | 776,357 |
※ Tổn thất của quân địch (ước tính) : hơn 1.773.600 người (thiệt mạng hoặc bị thương:1.646.000 người, bị bắt sống hoặc mất tích : 127.600 người)
Tổn thất về dân thường
(Đơn vị : người)
Tử vong | Bị thương | Bị bắt cóc / Mất tích | Tổng | Khác |
---|---|---|---|---|
373,599 | 229,625 | 387,744 | 990,968 | Người lánh nạn (320.000 người), Góa bụa (30.000 người), Trẻ mồ côi (10.000 người) |
Tử vong | 373,599 | Bị thương | 229,625 |
---|---|
Bị bắt cóc / Mất tích | 387,744 | Tổng | 990,968 |
Khác | Người lánh nạn (320.000 người), Góa bụa (30.000 người), Trẻ mồ côi (10.000 người) |
※ Tổn thất về dân thường của Bắc Triều Tiên (ước tính) : hơn 150.000 người