Skip to content

Đường đến Tokyo 2020

Khái quát Olympic mùa hè Tokyo 2020

2021.07.12
1. Sơ lược về Thế vận hội mùa hè Tokyo 2020

▶ Sơ lược về Thế vận hội mùa hè Tokyo 2020

Thế vận hội mùa hè Tokyo là kỳ Olympic đầu tiên trong lịch sử bị lùi lại một năm do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Mặc dù được tổ chức muộn hơn một năm, nhưng nhiều người vẫn không khỏi cảm thấy bất an, làm phai nhạt đáng kể ý nghĩa là “lễ hội thể thao lớn nhất toàn cầu” của sự kiện này. Dù vậy, kỳ Olympic lần này sẽ chính thứckhai mạc vào ngày 23/7 tới và kéo dài 17 ngày. Hơn 10.000 vận động viên toàn thế giới sẽ so tài để gặt hái 339 huy chương ở 33 bộ môn thi đấu chính thức. 

Thế vận hội mùa hè Tokyo là kỳ Olympic đầu tiên trong lịch sử bị lùi lại một năm do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Mặc dù được tổ chức muộn hơn một năm, nhưng nhiều người vẫn không khỏi cảm thấy bất an, làm phai nhạt đáng kể ý nghĩa là “lễ hội thể thao lớn nhất toàn cầu” của sự kiện này. Dù vậy, kỳ Olympic lần này sẽ chính thứckhai mạc vào ngày 23/7 tới và kéo dài 17 ngày. Hơn 10.000 vận động viên toàn thế giới sẽ so tài để gặt hái 339 huy chương ở 33 bộ môn thi đấu chính thức.

2. Thông điệp tại lễ khai mạc Thế vận hộ

Photo :© YONHAP News

▶ Thông điệp tại lễ khai mạc Thế vận hội

Thông thường, nội dung lễ khai mạc sẽ được hé lộ một chút cho giới phóng viên tác nghiệp và truyền thông khoảng vài tiếng trước giờ bắt đầu chính thức. Tuy nhiên, nội dung cụ thể hay người rước đuốc cuối cùng sẽ được giữ bí mật tới phút cuối. Theo những gì ban tổ chức công bố tới thời điểm hiện tại, lễ khai mạc Olympic Tokyo 2020 ngày 23/7 sẽ diễn ra tại Sân vận động quốc gia mới Shinjuku. Sân vận động mới đã được hoàn công sau ba năm xây dựng với chi phí lên tới 1.600 tỷ won (1,4 tỷ USD) theo chủ đề “sân vận động trong rừng”, là nơi sẽ diễn ra lễ khai mạc, bế mạc, các bộ môn điền kinh và bóng đá. 


Ủy ban tổ chức Thế vận hội Tokyo đề ra tầm nhìn cơ bản là “thành tựu cá nhân”, “hòa hợp tính đa dạng” và “kết nối tới ngày mai”, tiết lộ sẽ tổ chức lễ khai mạc và bế mạc theo chủ đề “hòa bình - chung sống - tái thiết - tương lai”. Tại Olympic Tokyo 1964, Nhật Bản từng truyền tới thế giới thông điệp hồi phục kinh tế sau chiến tranh, nên có thể qua Olympic lần này, Tokyo sẽ thể hiện hình ảnh một nước Nhật đứng lên sau trận siêu động đất và sóng thần tàn phá miền Đông năm 2011, nỗ lực cùng toàn nhân loại vượt qua cuộc khủng hoảng COVID-19.

3. Khẩu hiệu Olympic: “Gắn kết bằng cảm xúc”

Photo :© IOC

▶ Khẩu hiệu Olympic: “Gắn kết bằng cảm xúc”

Ủy ban tổ chức Olympic Tokyo đặt khẩu hiệu cho Thế vận hội là “Gắn kết bằng cảm xúc”, mang ý nghĩa tất cả được kết nối bằng cảm xúcsẽ có thể vượt qua được mọi bức tường ngăn sách như quốc tịch, tôn giáo, trở ngại, để có thể thấu hiểu lẫn nhau. Biểu tượng của Thế vận hội Tokyo là hình ảnh một vòng tròn được kết nối bởi ba loại tứ giác khác nhau, thể hiện thông điệp về sự hòa hợp giữa các quốc gia, các nền văn hóa và tư tưởng đa dạng. Ngoài ra, biểu tượng này còn tượng trưng cho Thế vận hội - móc xích kết nối thế giới.


Linh vật của Olympic lần này là robot siêu năng lực có tên gọi “Miraitowa”, ghép từ “mirai” nghĩa là “tương lai”, và “towa” nghĩa là “điều ước” trong tiếng Nhật, thể hiện mong ước về một tương lai tốt đẹp sẽ kéo dài vĩnh cửu.

4. Các bộ môn thi đấu tại Thế vận hội Tokyo

Photo :© YONHAP News

▶ Các bộ môn thi đấu tại Thế vận hội Tokyo

Tại Thế vận hội lần này, môn bóng chày sẽ xuất hiện trở lại kể từ sau lần xuất hiện cuối cùng tại Olympic Bắc Kinh 2008. Ngoài bóng chày, Thế vận hội Tokyo sẽ chào đón các bộ môn mới là karate, lướt sóng, trượt ván, leo núi thể thao. Để nâng cao tỷ lệ tham gia của các vận động viên nữ, ban tổ chức đã nâng số lượng các nội dung nam nữ hỗn hợp ở các bộ môn môn như bắn cung, điền kinh, judo, bóng bàn, ba môn phối hợp, bóng rổ. 


Một điều đáng tiếc là trong quá trình điều chỉnh các nội dung ở môn bắn súng, nội dung 50m súng ngắn đã bị xóa bỏ, trong khi đây là nội dung mà xạ thủ Jin Jong-oh của Hàn Quốc từng giành huy chương vàng ba kỳ Olympic liên tiếp. Bộ môn đấu kiếm được bổ sung thêm hai huy chương vàng ở nội dung đồng đội nam nữ. Bộ môn này có tổng cộng 12 nội dung cá nhân và đồng đội ở các môn kiếm liễu, kiếm chém và kiếm ba cạnh, nhưng lại chỉ có 10 huy chương vàng. Vậy nên 4 năm một lần, ban tổ chức sẽ luân phiên loại bỏ đi hai nội dung đồng đội nam nữ. Tuy nhiên, lần này tất cả các nội dung đồng đội đều được tổ chức thi đấu.Đây là một tin vui đối với Hàn Quốc, một cường quốc ở bộ môn đấu kiếm.

5. Mục tiêu của đoàn thế thao Hàn Quốc

Photo :© KBS News

▶ Mục tiêu của đoàn thế thao Hàn Quốc

Hàn Quốc đang hướng tới mục tiêu giành 7 huy chương vàng, đứng thứ 10 toàn đoàn tại Olympic Tokyo 2020, đạt thành tích 5 kỳ Thế vận hội mùa hè liên tiếp nằm trong top 10 thế giới. Trước đó, Hàn Quốc từng xếp thứ 9 toàn đoàn tại Thế vận hội Athens 2004, thứ 7 tại Thế vận hội Bắc Kinh 2008, thứ 5 tại Thế vận hội London 2012 và thứ 8 tại Thế vận hội Rio năm 2016. 


Để đạt mục tiêu này, trách nhiệm nặng nề đang được đặt lên vai đội tuyển bắn cung và taekwondo, hai bộ môn sở trường. Do lịch thi đấu hai bộ môn này tập trung ở những ngày đầu của Olympic, nên thành tích của đội tuyển bắn cung và đấu kiếm sẽ ảnh hưởng lớn tới ý chí thi đấu của toàn bộ đoàn.

TOP