Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Chương trình đặc biệt

Chặng đường 90 năm phát thanh, hướng đến kỷ niệm thứ 100 Hàn Quốc, những khúc ca đi cùng năm tháng

2017-02-16

Chặng đường 90 năm phát thanh, hướng đến kỷ niệm thứ 100 Hàn Quốc, những khúc ca đi cùng năm tháng

  1. Thời kỳ thực dân Nhật đô hộ (1910-1945)

    Trong giai đoạn đất nước lầm than dưới gót giày xâm lược của thực dân Nhật, người dân trên bán đảo Hàn Quốc đã gửi gắm nỗi đau mất nước trong bài hát “Những năm gian khó” (이 풍진 세월). Được phổ nhạc từ một bài hát Nhật, bài hát được hát bằng tiếng Hàn, trở nên thịnh hành tại Hàn Quốc, và được ghi nhớ trong lịch sử như một phần ký ức không thể xóa nhòa trong thời kì Nhật trị. Sau khi được truyền bá một thời gian, bài hát bị cấm biểu diễn từ năm 1943 sau khi Nhật Bản thực hiện chính sách cấm sử dụng tiếng Hàn trên bán đảo Hàn Quốc.

    Những năm gian khó “Những năm gian khó” (Park Chae-seon và Lee Yoo-saek, 1921)Han Go-eun (phim truyền hình “Vụ bê bối Gyeongseong)

    youtube preview img

    Nước mắt Mokpo (Lee Nan-yeong, 1935)ca sĩ Joo Hyun-mi

    youtube preview img

    Anh tôi, người hát rong (Park Hyang-rim, 1938)ca sĩ Moon Hee-ok

    youtube preview img
  2. Quốc khánh Hàn Quốc (Gwangbok) năm 1945 và chiến tranh Triều Tiên (1950-1953)

    “Gwangbok” có nghĩa là sự trở lại của ánh sáng, đánh dấu thời điểm bán đảo Hàn Quốc thoát khỏi ách thống trị của thực dân Nhật vào ngày 15 tháng 8 năm 1945. Trong bài hát “Lucky Seoul - Seoul may mắn“, nhạc sĩ Yoo Ho đã thể hiện niềm hân hoan khi nước nhà độc lập, tựa như “đón sinh nhật cha mẹ mỗi ngày”. Thế nhưng, niềm vui độc lập kéo dài không được bao lâu, bán đảo Hàn Quốc lại tiếp tục chìm trong hỗn loạn do tình trạng chia cắt hai miền Nam-Bắc và sự thống trị của quân đội Mỹ ở miền Nam. Vào năm 1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ khi quân đội miền Bắc tràn xuống tấn công miền Nam, đẩy đất nước vào cảnh "nồi da xáo thịt". Ca khúc “Ga Busan ly biệt” hát về nỗi đau chia cắt, những cảnh đời tị nạn tha hương lầm than, cơ cực của người dân Hàn Quốc.

    Lucky Seoul - Seoul may mắn (Hyeon In, 1948)Hyeon In

    youtube preview img

    Người chiến hữu, hãy an nghỉ! (Hyeon In, 1950)Johnny Brothers

    youtube preview img

    Đoạn trường ở đèo Miari (Lee Hae-yeon, 1956)Park Ae-ri

    youtube preview img
  3. Thời kỳ dân chủ, công nghiệp hóa

    Trên nền tảng đổ nát, hoang tàn sau chiến tranh, Hàn Quốc đã nỗ lực vực đậy nền kinh tế và đạt được những thành tựu phát triển công nghiệp “kỳ tích”. Chương trình biểu diễn ca nhạc mang tên “Lục quân 8 Hoa Kỳ” đã thổi vào Hàn Quốc phong cách âm nhạc đại chúng phương Tây. Giới trẻ Hàn Quốc vừa tiếp nhận luồng gió mới, vừa sử dụng ngôn ngữ tiếng Hàn và giai điệu đặc trưng của Hàn Quốc để thỏa sức gửi gắm những câu chuyện và suy nghĩ tự do, phóng khoáng trong các sáng tác âm nhạc. Vào năm 1972, Tổng thống Park Chung-hee tuyên bố thực hiện cuộc Duy tân, bao gồm cả chính sách kiểm duyệt các hoạt động biểu diễn văn nghệ. Sự kiểm soát này khiến bầu không khí xã hội trở nên vô cùng ngột ngạt. Thế nhưng từ những năm 1980, cùng với sự phát triển của phong trào dân chủ, giới văn nghệ quần chúng đã trở thành lá cờ tiên phong, sáng tác những ca khúc mang tính tiến bộ và tràn đầy nhiệt huyết cho thị trường âm nhạc Hàn Quốc.

    Gã trai mặc áo sơ mi vàng (Han Myeong-sook, 1961)Ha Chun-hwa

    youtube preview img

    Trà hoa nữ (Lee Mi-ja, 1964)Lee Mi-ja

    youtube preview img

    Giọt sương buổi sớm (Kim Min-ki, 1971)Yang Hee-eun

    youtube preview img

    Mỹ nhân (Shin Jung-hyeon và những đồng xu cổ, 1974)Shin Jung-hyeon

    youtube preview img

    Tóc ngang vai (Cho Yong-pil, 1979)Cho Yong-pil

    youtube preview img

    Đêm nay (Kim Wan-sun, 1986)Kim Wan-sun

    youtube preview img
  4. Toàn cầu hóa

    Sự phát triển của khoa học và công nghệ thông tin trên toàn thế giới cũng như ở Hàn Quốc đã mang lại những thay đổi lớn trong xã hội Hàn Quốc. MV “Gangnam Style” của Psy cán mốc 2,7 tỷ lượt xem trên Youtube, đưa K-POP lên một vị thế mới trên thị trường âm nhạc quốc tế. Âm nhạc trong xã hội hiện đại giờ không chỉ nghe bằng tai mà còn được cảm nhận bằng mắt, qua những chuyển động cơ thể…Nhưng những bài hát ý nghĩa vẫn luôn là liều thuốc bổ, giúp người nghe nhìn lại chính mình và tìm được câu trả lời cho hành trình tiếp theo trong cuộc sống. Âm nhạc chính là tấm gương phản ánh thời đại một cách trung thực và lung linh nhất.

    Tôi biết (Seo Tai-ji và các chàng trai, 1992)Seo Tai-ji and Boys

    youtube preview img

    Gangnam Style (Psy, 2012)Psy

    youtube preview img

    Cheery Up (TWICE, 2016)TWICE

    youtube preview img

Lựa chọn của ban biên tập