Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Lịch sử

Sundeok, nữ hoàng đầu tiên của Hàn Quốc

2010-11-26

Sự mở màn của thời đại ‘Nữ tổng thống’
‘Nữ tổng thống’ đang được coi là một hiện tượng trên thế giới. Ngày mùng 1 tháng 11 vừa qua, ứng cử viên đảng cầm quyền Công nhân bà Dilma Vana Rousseff đã đắc cử chức nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử Brazil, và gần đây phụ nữ đã liên tục lên nắm quyền lãnh đạo tại 7 quốc gia như Úc, Thụỵ Sĩ, Slovakia ... Phong trào nữ lãnh đạo đang thổi luồng gió mới vào trái đất thế kỷ 21. Ở Hàn Quốc cũng từng có một phụ nữ đã lên tới ngôi vị thống trị cao nhất. Đó là Sundeok, nữ hoàng đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc và là người đã chuẩn bị nền móng cho sự thống nhất Tam quốc.

Từ công chúa Deokman đến nữ hoàng Sundeok
Hiện không rõ năm sinh của bà nhưng theo cuốn “Tam Quốc sử ký” là cuốn sách lịch sử cổ nhất của Hàn Quốc thì công chúa Deokman là con gái trưởng của vua Jinpyeong đời thứ 26 triều đại Shilla đã lên ngôi vào năm 632 và trị vị đất nước trong vòng 16 năm. Vì vua Jin-pyeong - người nắm giữ vương vị suốt 53 năm đã không có con trai. Không những thế kể từ sau vua Peop-hung đời thứ 23 là người đã chuẩn bị nền móng cho quốc gia tập quyền trung ương thì chỉ có ‘Seong-kol” tức là người thuộc tầng lớp tối cao của Shilla, người mà cả cha và mẹ đều thuộc dòng dõi vương gia, và sống trong hoàng cung cùng với vua thì mới được kế vị ngai vàng nên khi ấy chỉ có công chúa Deokman mới đủ điều kiện nối ngôi. Chức vị nữ hoàng của Sundeok có sớm hơn Võ Tắc Thiên - nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc tới nửa thế kỷ ấy đã không hề thuận lợi. Một năm trước khi công chúa chính thức lên ngôi(631), quan nhị phẩm Jil-suk và quan lục phẩm Seok-pum nổi loạn trong nước để phản đối việc Sundeok kế vị vua Jin-pyeong. Về đối ngoại thì vua Thái Tông nhà Đường đã bày tỏ sự không đồng tính, lạnh nhạt với Shilla. Tuy có những khó khăn như vậy nhưng Sundeok vẫn trở thành nữ hoàng là nhờ trí tuệ và sự thông minh thiên bẩm của bà.

Tiên đoán trước 3 việc
Nhà sư Il Yeon(1206~1289) thời Goryo là người hiểu biết và lý giải lịch sử Hàn Quốc từ rất sớm, trong cuốn “Tam quốc di sự” đã viết về Sundeok với tiêu đề “Nữ hoàng Sundeok chi kỷ tam sự” để hết lời khen ngợi tài trí của nữ hoàng. Nữ hoàng đã tiên đoán trước được ba điều như sau. Một là câu chuyện về hoa mẫu đơn. Khi vua Đường Thái Tông gửi bức tranh hoa mẫu đơn kèm hạt giống hoa thì nữ hoàng nhìn tranh mà nói rằng đó là loài hoa không hương. Vì hoa trong bức tranh đẹp nhưng không có ong và bướm nên đã bà tiên đoán là hoa không hương. Thử gieo hạt trong vườn thì quả đúng như thế. Thứ hai là sự kiện ao Ok Moon(Ngọc Môn). Năm 636, khi ấy tuy là mùa đông nhưng tại ao Ok Moon trong chùa Young-myo lại có nhiều ếch kéo đến kêu. Từ hình dáng tức giận của những chú ếch gần giống với hình tượng của các binh sĩ nên một người am hiểu về quân xâm lược Baekjae như nữ hoàng đã ra lệnh “Hãy tấn công, quân Baekjae đang ẩn nấp ở trong khe núi Yokunkok” và trên thực tế đã tiêu diệt được toàn bộ đám binh sĩ Baekjae đang mai phục trong khe núi Yokunkok ấy. Tài chí thứ ba là việc nữ hoàng đã sớm đoán biết trước được rằng mình sẽ chết cùng với câu chuyện mai táng ở Dorijeon (Trāyastriṃśa, tức là cõi thiên thứ hai trong số 6 cõi trời Lục dục thiên) và đã yêu cầu sau khi bà chết thì hãy đặt lăng mộ của ở Dorijeon. Nhưng các hạ thần không biết “Dorijeon” vốn là cõi không tưởng, cõi thiên theo quan niệm của Phật giáo nên đã bối rối không biết nó ở đâu, nữ hoàng bèn nói nó ở “phía nam của núi Nang”. Nữ hoàng Sundeok quả thực đã ra đi đúng vào ngày mình tiên đoán. 10 năm sau vua Mun-mu xây chùa Sajeon bên dưới mộ của nữ hoàng. Trong kinh Phật nói rằng có Dorijeon trên cõi Tứ Thiên Vương nên đến khi đó hậu thế mới biết đến sự linh thiêng của nữ hoàng. .

Đặt nền móng cho sự thống nhất Tam quốc
Nữ hoàng Sundeok đẹp người đẹp nết, có năng lực lãnh đạo và trí tuệ thiên bẩm nên ngay từ năm đầu tiên lên ngôi bà đã cho thi hành các chính sách được lòng bách tính như xây dựng đài thiên văn để quan sát các vì sao và mặt trời, cử quan viên tới khắp nơi trên cả nước giúp người dân làm nông. Năm 634, sau 3 năm mãn hạn quốc tang vua cha Jin-pyeong, bà lấy hiệu “Yen-pyeong”, kiên trì tinh thần tự chủ với nhà Đường, mượn sức mạnh của Phật giáo để ổn định chính trị như xây dựng chùa Punhwang với nghĩa là chùa của hoàng đế toả hương thơm tức là chùa của nữ hoàng Sundeok. Trên thực tế, Shilla lúc bấy giờ liên tục phải chịu cảnh xâm lấm của ngoại bang. luôn bị đặt trong tình thế khó khăn cấp bách. Năm 642, vua Ui-cha của Baekjae đã huy động quân đội chiếm tới 40 thành trì phía Tây của Shilla, ngay cả thành Danghang là thành luỹ chiến lược phía sông Hàn của Shilla cũng bị quân Goguryeo, Baekjae tấn công. Đứng trước tình thế nguy kịch của đất nước, nữ hoàng Sundeok đã cử Kim Jun-ju tới Goguryeo để cầu viện binh và bổ nhiệm Kim Yu-shin làm người đứng đầu trấn Apryang (Kyeongsan) để chiến đấu giành lại thành do Baekjae chiếm đóng. Và để bảo vệ “vị thế của Shilla” về mặt đối ngoại cũng như tranh thủ sự ủng hộ của bách tính thì nữ hoàng đã có công trong sự phát triển văn hoá nghệ thuật của Shilla như hoàn thành toà tháp gỗ 9 tầng ở chùa Hwangryong vào năm 645. Nhưng vào năm 647 nữ hoàng Sundeok vốn bị gây khó dễ đã ra đi trong thời kỳ nội loạn như Pi-dam(?~647) và Yiem-jong(?~647) thuộc phe đối đầu đã viện lý do nữ hoàng bất tài để nổi dậy hòng cướp ngôi vua và sau đó 10 ngày thì cuộc nổi dậy bị trấn áp.

Được chọn là mẫu quốc thiên hạ
Đánh giá của người đời sau về nữ hoàng đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc thay đổi theo mỗi thời kỳ. Vào thời vua Mun-nu sau khi liên kết với nhà Đường để hợp nhất Goguryeo và Baekjae thì lại bị nhà Đường tấn công nên đã diễn ra bầu không khí tưởng nhớ hướng tới nữ hoàng – vị nữ vương hiên ngang tự chủ với nhà Đường. Đến đời vua Hon-an(?~861) thì lại cho rằng sự kế vị ngai vàng của nữ hoàng là không thoả đáng. Điều này cho thấy vị trí của người phụ nữ không phải đã cao ở thời kỳ Shillla. Dù vậy, Sundeok lên ngôi là vì bà có trí tuệ, có khả năng trấn áp loạn lạc bằng chiến lược mềm dẻo mà chỉ phụ nữ mới có. Trên thực tế, nữ hoàng Sundeok đã yêu thương bách tính và quốc gia tới tận giây phút cuối cùng, đã đặt hòn đá tảng cho thống nhất Tam quốc nên sự xuất hiện của nữ hoàng Sundeok người đã dẫn dắt Shilla thời hỗn loạn như lịch sử đã gọi về thời kỳ này là cần thiết và tất yếu.


Lựa chọn của ban biên tập