Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Lịch sử

Kim Jeong-hui, một nhà đại thư pháp, đại học giả, đại thi hào

2011-02-18

Chữ viết của Thu Sử ai ai cũng biết
Đối với người Hàn Quốc đang sống trong thời đại của chữ Hangeul hiện nay thì chữ Hán mà xưa kia các bậc tiền nhân đã dùng đều tương tự như nhau, nhưng chữ của Kim Jeong-hui hiệu là Chusa (Thu Sử) đầy cá tính nên chỉ nhìn thoáng đã lọt ngay vào tầm mắt bởi chính sự tinh tuý của nó. Những nét bút tràn đầy sức mạnh và cứng rắn vững vàng như gang thép, các góc cạnh là sự phá cách có khác biệt lớn của nét đậm và nét thanh, sự tạo hình và cấu trúc không gian mở độc đáo chính là những đặc trưng trong thư pháp của Kim Jeong-hui. Chữ viết của Kim Jeong-hui còn được gọi là ‘Thu Sử Thể (chữ Thu Sử)’ tức là cách viết hay chữ viết của Thu Sử vượt qua vẻ đẹp của văn tự, đưa cái đẹp hội họa trong Hán tự đạt tới tuyệt đỉnh. Vì cuộc đời của Kim Jeong-hui đã được chứa đựng trong những nét bút của ông.

Tài năng trời ba
Là cháu của dòng họ Kim gốc Gyeongju danh giá tiêu biểu cuối thời kỳ Joseon cùng với họ Kim gốc Andong và họ Jo gốc Pungyang. Ông sinh ngày 3 tháng 6 năm 1786 ở làng Yonggung, xã Sinam, huyện Yesan, tỉnh Nam Chungcheong. Ngay từ thủa lọt lòng đã sở hữu một diện mạo phi phàm tới mức tương truyền rằng khi ông vừa sinh ra thì cây cối sau núi đang héo khô liền tưới tốt lại nhờ nhận được sinh khí của đứa trẻ mang tên Kim Jeong-hui. Trên thực tế, tài năng thiên bẩm của Kim Jeong-hui đã được phát hiện từ rất sớm. Năm ông lên 7 tuổi, vào thời Jeongjo (Chính tổ, 1752-1800) đời vua thứ 22 của triều đại Joseon có quan tể tướng đầu triều nổi tiếng Chae Je-gong (1720-1799) vốn là văn sĩ đi ngang qua nhà Kim Jeong-hui, nhìn thấy chữ ‘Lập xuân thiệp’ mà đứa Kim Jeong-hui viết dán ở cổng thì rất lấy làm cảm kích. Học giả nổi tiếng của phái Thực học cuối thế kỷ 18 là Park Je-ga cũng nhìn ‘Lập xuân thiệp’ mà tuyên bố “Khi đứa bé này lớn lên, ta muốn trực tiếp nuôi dạy” và 8 năm sau thì Kim Jeong-hui đã được theo học Park Je-ga.

Gây dựng gốc rễ của Thu Sử Thể
Tiếp thu ý thầy - một người đứng đầu của phái Bắc học là phái học thuật của các nhà tri thức Joseon có khuynh hướng học hỏi học thuật và văn vật của nhà Thanh (Trung Quốc); tiếp bước Hong Dae-yong và Park Ji-won, những chú trọng đón nhận văn hiến nước ngoài để mở ra kỷ nguyên Bắc học mong muốn cách tân, năm 24 tuổi, Kim Jeong-hui đỗ Sinh Viên Thí là cuộc thi dùng Tứ thư ngũ kinh để tuyển chọn người tài và theo cha lên đường sang nhà Thanh (Trung Quốc). Tới xứ sở của nhà Thanh nơi mà thường ngày vẫn mơ tưởng, ông đã có được cơ hội quý giá để có thể cảm nhận và lĩnh hội những điều mình mong ước. Đạt tới hiểu biết lý tưởng của học vấn và nghệ thuật mà phái Khảo chứng học của nhà Thanh theo đuổi, ông kết giao với Ông Phương Cung người đã làm thăng hoa nghệ thuật thư pháp thành nghệ thuật tạo hình thuần tuý, rồi Tào Giang, Nguyễn Nguyên đều là cự nho của đương đại, học hỏi tinh hoa của khảo chứng học và đạt tới mức cao nhất thời bấy giờ. Không những thế, ông còn được mở rộng tầm mắt vì xem nhiều bản khắc đá đẹp sau triều đại nhà Hán. Nhờ đó mà năm 31 tuổi, nhân chuyến đi leo lên núi Bukhan, Kim Jeong-hui đã phát hiện ra bia văn vốn được biết đến trong dân gian là văn bía của nhà sư Muhak (Vô học đại sĩ,năm 1327-1405) chính là bia mộ của vua Jinheung (Chân Hưng, năm 534-576) thời Shilla. Ông được công nhận là người đạt tới đẳng cấp cao nhất trong học vấn khắc văn tự và ngôn ngữ lên vàng bạc đá qúy. Với những nghiên cứu sâu và thành tích lớn trên các lĩnh vực đa dạng như kinh học (nghiên cứu Tứ thư ngũ kinh), phật học, thơ-văn học và hội họa học, ông được coi là nhà tri thức tiêu biểu cho Đông Á thế kỷ 19. Con đường làm quan cũng rất thuận lợi cho đến khi làm tới chức Binh Tào Tham Phán nhưng đang thế tiến lên thì Kim Jeong-hui trở thành vật hy sinh trong cuộc chiến giữa các bè phái. Năm 1840 ông bị đẩy đi đày ở huyện Daejeong cách đảo Jeju về phía Tây Nam 80 lý (khoảng trên 30km). Ông bị giáng hình phạt khắt khe nhất trong số các hình phạt đi đày là ‘Vi ly an trị’ tức là bị giam cầm trong không gian cách ly bởi hàng rào gai để không thể bỏ trốn. Chịu cảnh đi đày xa xôi khổ ải nhưng cũng chính ở đó Kim Jeong-hui đã làm cho nghệ thuật ưu việt của mình thăng hoa.

Nghệ thuật hoàn thành từ cô độc và đấu tranh
Bước vào tuổi 55, tuổi hoàng hôn của cuộc đời, Kim Jeong-hui đã phải trải qua những tháng ngày dài suốt 9 năm dòng ở nơi lưu đày. Một mình nếm trải, chống chọi với nỗi cô đơn nhưng ông vẫn không ngừng cầm bút tới mức đã viết mòn 1000 cây bút, mài hết 10 cục đá mài mực và cuối cùng đã hoàn thành nghệ thuật thư pháp Thu Sử Thể mà người đời vẫn gọi là: “Chữ là thơ và thơ là tranh”.


Không những thế, trong bức tranh “Tuế Hàn đồ” chỉ có 1 ngôi nhà và cây cổ thụ nhưng đã cho thấy thế giới nội tâm của tác giả với nét bút thanh tao và tinh tế. Sự giản lược được coi là đặc trưng của học giả làm họa sĩ là không chấp nhận kỹ thuật nhân tạo và phô trương đã giúp ông để lại được bức họa được coi như đỉnh núi cao nhất của học giả làm họa sĩ của Hàn Quốc. Chính vì thế nên tranh và chữ do Kim Jeong-hui vẽ thời bấy giờ là nước mắt, là mồ hôi, là tâm hồn của ông. Nét chữ siêu việt được gọi như danh từ cố hữu ‘Thu Sử Thể’ ở nơi tù đày, những bài thơ bài văn tiêu biểu cũng như bức tranh “Tuế Hàn đồ” đã đạt tới nghệ thuật tuyệt vời của một học giả, một nhà nghệ thuật đại tài. Năm 1894 được giải thoát khỏi kiếp đi đày nhưng 2 năm sau ông lại bị đi đày ở Bukcheong và năm cuối đời thì sống tại Gwacheon tỉnh Gyeonggi rồi qua đời ở tuổi 71. Nhưng cuộc đời của Thu Sử không bị kết nối bởi hận thù. Ông là nhà đại thư pháp đã đạt tới Thu Sử Thể, là đại họa sĩ đã gắn chặt với những bức tranh phong cảnh đầy cá tính, là đại học giả của phái Khảo chứng học, là đại thi hào chính thống với thơ đạo, là Thu Sử văn chương rất mực vượt trội thông hiểu kim cổ. Trong mỗi tác phẩm đều chứa đựng đời sống bền bỉ, vững vàng nên đến tận bây giờ vẫn trở thành thần thái(tâm hồn) sống động. Nhìn nét chữ của ông người Hàn Quốc đều nhắc đó là chữ Thu Sử và không ngừng bước tới gần hơn với cuộc đời của ông.

Lựa chọn của ban biên tập