Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Tiêu điểm thời sự

Bắc Triều Tiên sửa đổi Hiến pháp lần thứ hai trong năm

2019-08-30

Tin tức

Bắc Triều Tiên sửa đổi Hiến pháp lần thứ hai trong năm

Kỳ họp thứ hai của Hội đồng Nhân dân Tối cao Bắc Triều Tiên có mục đích nhằm củng cố quyền lực của Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Kim Jong-un, thể hiện rõ trong Hiến pháp. Điều này thu hút sự chú ý về lý do đằng sau việc Chủ tịch Kim Jong-un liên tiếp sửa đổi Hiến pháp, trong khi đang nắm trong tay quyền lực tuyệt đối.


Hội đồng nhân dân tối cao Bắc Triều Tiên

Hội đồng nhân dân tối cao của Bắc Triều Tiên là cơ quan lập pháp cao nhất của quốc gia theo Hiến pháp. Về mặt hành chính, cơ quan này có quyền lực đặc biệt bao gồm quyền lập pháp cũng như quyền bổ nhiệm nhà lãnh đạo quốc gia. Tuy nhiên trên thực tế, đây chỉ là một phương tiện nhằm hợp pháp hoá quyền lực thống trị tối cao của nhà lãnh đạo quốc gia.

Trước đây, miền Bắc thường tổ chức họp Hội đồng nhân dân tối cao hai lần trong năm vào mùa xuân và mùa thu, nhưng không tiến hành bất cứ cuộc bầu cử nào. Trong khoảng thời gian họp, Ủy ban thường trực sẽ tạm thời thực hiện chức năng của cơ quan này. Chủ tịch Ủy ban thường trực của Hội đồng nhân dân tối cao chính là nguyên thủ quốc gia trên danh nghĩa.


Kỳ họp Hội đồng nhân dân tối cao khóa XIV lần thứ hai diễn ra sau 4 tháng, kể từ kỳ họp thứ nhất được tổ chức vào tháng 4 vừa qua. Tại kỳ họp lần thứ nhất, kéo dài từ ngày 11 đến 12/4, miền Bắc đã sửa đổi Hiến pháp, đưa Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ trở thành  "Nhà lãnh đạo tối cao" của đất nước. Bốn tháng sau đó, nhà lãnh đạo Kim Jong-un tiếp tục sửa đổi Hiến pháp, để tăng cường hơn nữa quyền lực của nguyên thủ quốc gia thông qua Hội đồng nhân dân tối cao. Theo sửa đổi mới này, Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ có quyền công bố pháp luật cũng như quyền quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm các cán bộ ngoại giao đóng ở nước ngoài.


Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ không kiêm nhiệm Đại biểu của Hội đồng nhân dân tối cao

Một điểm đáng chú ý khác là điều khoản quy định Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ sẽ không được bầu làm Đại biểu của Hội đồng nhân dân tối cao. Việc này rõ ràng đưa nhà lãnh đạo Kim Jong-un lên một tầm cao mới. Chủ tịch Ủy ban thường vụ Hội đồng nhân dân tối cao Choe Ryong-hae khẳng định quy định mới đã đưa Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ trở thành nhà lãnh đạo tối cao của đảng, quốc gia và quân đội, theo đúng ý nguyện của toàn dân. Có thể quan sát động thái này theo hai hướng. Một là, đưa miền Bắc trở thành quốc gia ổn định kể từ sau khi Chủ tịch Kim Jong-un lên nắm quyền lãnh đạo, pháp chế hoá việc lập pháp, cũng như cơ cấu quyền lực, thông qua Hội đồng nhân dân tối cao. Nói cách khác, luật pháp và pháp trị được thực hiện thông qua Hội đồng nhân dân tối cao. Điều này sẽ cho phép Chủ tịch Kim Jong-un hợp pháp hoá tư cách là nhà lãnh đạo có quyền lực tối cao của đất nước. 

Theo đó, điều này đã giúp tăng cường hợp pháp hóa việc kế thừa theo kiểu cha truyền con nối của Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, điểm yếu thế của nhà lãnh đạo Kim Jong-un là ông không phải là con trưởng. Do đó, ông Kim cần phải bổ sung, sửa đổi Hiến pháp để hợp pháp hóa vấn đề này.Tình hình cũng làm dấy lên lo ngại rằng mối đe dọa từ chính quyền nhà lãnh đạo Kim Jong Un gây ra vẫn còn hiện hữu. Bởi Chủ tịch Kim đã tuyên bố hoàn thành phát triển hạt nhân, và còn đang tăng cường cơ sở pháp lý thông qua sửa đổi Hiến pháp.

Lựa chọn của ban biên tập